Bình luận khoa học về vấn đề Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật dưới 5 góc độ: góc độ văn bản, Thực tiễn xét xử (phải nêu được tình tiết vụ việc); Quan điểm của các học giả, luật gia; Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài; Quan điểm của tác giả.
Nhìn từ góc độ văn bản
Mục Lục:
- Nhìn từ góc độ văn bản
- Thực tiễn xét xử
- Quan điểm tác giả
- 1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ hoàn trả
- 1.1. Đối tượng phải là tài sản
- 1.2. Có chiếm hữu, sử dụng
- 1.3. Của người khác:
- 1.4. Không có căn cứ pháp luật
- 2. Nội dung của nghĩa vụ hoàn trả tài sản
- 2.1. Đối tượng được hoàn trả:
- 2.2. Các thức hoàn trả:
- 2.3. Hoàn trả giá trị
- Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài:
- Ý kiến cá nhân
Theo quy định tại các Điều: Điều 183, 189, Khoản 3 Điều 281, Điều 599 đến 603 BLDS 2005, chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 BLDS 2005 về chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Trong đó,
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Thực tiễn xét xử
Căn cứ Quyết định số 189/2012/DS – GĐT ngày 23/4/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể: Ông Hơn mất cặp trâu mẹ con và tìm thấy cặp trâu này ở lán của ông Học do ông Phong gửi nuôi. Trong quá trình xảy ra tranh chấp, do không thỏa thuận được, không có dấu hiệu trộm cắp nên công an xã cùng hai đương sự giao cho ông Trọng trông coi.
Quan điểm tác giả
1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ hoàn trả
1.1. Đối tượng phải là tài sản
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 599 BLDS 2005 thì đối tượng để phát sinh nghĩa vụ hoàn trả bắt buộc phải là tài sản. Nói cách khác, nếu đối tượng này không phải tài sản thì không phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trong quan hệ chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật.
1.2. Có chiếm hữu, sử dụng
Với quy định hiện hành: nghĩa vụ hoàn trả tài sản phát sinh khi có việc vừa chiếm hữu vừa sử dụng. Theo ý kiến của thầy Đỗ Văn Đại thì không cần phải sử dụng thuật ngữ “sử dụng”, việc có sử dụng hay không không ảnh hưởng tới việc hoàn trả tài sản mà chỉ có thể ảnh hưởng tới nội dung của việc hoàn trả (có hoàn trả cả hoa lợi, lợi tức hay không).
1.3. Của người khác:
Luật Việt Nam không có các quy định riêng về việc thiết lập và thẩm định chứng cứ trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa hoc về tài sản)
1.4. Không có căn cứ pháp luật
Việc chiếm hữu phải không có căn cứ pháp luật.
2. Nội dung của nghĩa vụ hoàn trả tài sản
2.1. Đối tượng được hoàn trả:
Điều 599, Khoản 1 Điều 600 BLDS 2005 quy định đối tượng được hoàn trả là tài sản.
2.2. Các thức hoàn trả:
Căn cứ theo quy định tại Điều 599, BLDS 2005, cách thức hoàn trả có hai cách:
Thứ nhất, nếu người chiếm hữu, sử dụng tài sản tìm được chủ sở hữu tài sản thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu tài sản, hoặc người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó.
Thứ hai, trường hợp không tìm được chủ sở hữu, hoặc người chiếm hữu hợp pháp của tài sản đó thì người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Theo thực tiễn xét xử, khi chủ sở hữu tài sản chết thì người thừa kế được quyền được quyền sở hữu hay quyền sử dụng hợp pháp nếu là quyền sử dụng đất (Quyết định số 787/2010/DS-GĐT)
2.3. Hoàn trả giá trị
Theo quan điểm của thầy Đỗ Văn Đại thì: “Sẽ là thuyết phục hơn nếu chúng ta xác định giá trị của tài sản tại nơi hoàn trả tài sản theo giá của thị trường vào thời điểm hoàn trả (đây cũng là hướng của Tòa GĐT đối với việc hoàn trả tài sản là quyền sử dụng đất bằng giá trị)
Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài:
Bộ luật dân sự nghiêng về trường phái bảo vệ quyền sở hữu một cách tuyệt đối. Người thứ ba dù ngay tình hay không ngay tình khi chiếm hữu vật do người chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã chuyển giao cho mình, thì trong mọi trường hợp, khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp kiện vật quyền, đều phải có nghĩa vụ hoàn trả tài sản (tất nhiên trừ trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu).
Về vấn đề này, pháp luật của các nước có quy định rất khác với luật dân sự của Việt Nam:
– Bộ Luật dân sự của Pháp quy định chủ sở hữu có quyền ưu tiên (“droit de référence”) trong việc kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình đã rời khỏi sự chiếm hữu của mình mà không thông qua quan hệ hợp đồng (không thông qua ý chí của chủ sở hữu). Tuy nhiên, quyền đòi lại vật cũng không phải là tuyệt đối: “Người nào đã đánh mất hoặc đã bị lấy trộm một vật thì có thể đòi lại vật từ người đang giữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày mất, nhưng người giữ vật có thể kiện lại người đã chuyển nhượng vật cho mình” (Điều 2279). Như vậy, trong trường hợp đánh mất hoặc đã bị lấy trộm một vật, thì chủ sở hữu chỉ có thời hạn là 03 năm để thực hiện quyền đòi lại vật.
– Luật dân sự của Nhật Bản cũng quy định theo cách tương tự, nhưng thời hạn là 02 năm.
– Luật dân sự của Đức cũng quy định tương tự
Nguồn: TS Nguyễn Hưu Huyên (Bộ Tư pháp),
Bảo vệ quyền sở hữu dưới góc độ luật học so sánh
Ý kiến cá nhân
Tác giả đồng ý với quan điểm của thầy Đỗ Văn Đại là sẽ thuyết phục hơn nếu chúng ta xác định giá trị của tài sản tại nơi hoàn trả tài sản theo giá của thị trường vào thời điểm hoàn trả, bởi lẽ đối với các tài sản đã bị chiếm hữu trong một thời gian tương đối dài, cùng với sự lạm phát của thị trường hiện nay thì nếu xác định giá trị của tài sản không theo giá của thị trường vào thời điểm hoàn trả mà căn cứ vào giá trị tại thời điểm tài sản bị chiếm hữu sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản.