Trắc nghiệm nhiều đáp án Luật Lao động 2012 – có đáp án
Câu 16 – Người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn thì phải thông báo bằng văn bản ít nhất bao nhiêu ngày trước khi hợp đồng lao động hết hạn?
A – Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất 30 ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn.
B – Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất 45 ngày trước ngày hợp đồng lao động hết hạn.
C – Phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn.
Đáp án C (Khoản 1, Điều 47 BLLĐ 2012).
Câu 17 – Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm một trong trường hợp nào?
A – Trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
B – Trong trường hợp khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
C – Cả A và B đều đúng.
D – Cả A và B đều sai.
Đáp án C (Điều 49 BLLĐ 2012).
Câu 18 – Hợp đồng lao động gồm những nội dung gì ?
A – Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn Hợp đồng lao động.
B – Chế độ nâng bậc lương, bảo hiểm xã hội và BHYT.
C – Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
D – Cả A,B và C đều đúng.
Đáp án D (Điều 23 BLLĐ 2012).
Câu 19 – Khái niệm Phụ lục hợp đồng ?
A – Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
B – Phụ lục hợp đồng lao động được xem là bản sao hợp đồng lao động.
C – Phụ lục hợp đồng xem là bản Hợp đồng lao động lần thứ hai.
D – Cả A,B và C đều sai.
Đáp án A (Khoản 1, Điều 24 BLLĐ 2012).
Câu 20 – Hợp đồng lao động có hiệu lực khi nào?
A – Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
B – Kể từ ngày hai bên thoả thuận.
C – Kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc.
D – Cả A, B và C đều đúng.
Đáp án A (Điều 25 BLLĐ 2012).
Câu 21 – Loại hợp đồng nào dưới đây không áp dụng thời gian thử việc ?
A – Hợp đồng lao động có xác định thời hạn.
B – Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
C – Hợp đồng lao động mùa vụ
D – Cả A, B và C đều sai.
Đáp án C (Khoản 2, Điều 26 BLLĐ 2012)
Câu 22 – Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước bao nhiêu ngày?
A – Ít nhất 03 ngày làm việc.
B – Ít nhất 05 ngày làm việc.
C – Ít nhất 07 ngày làm việc.
D – Ít nhất 10 ngày làm việc.
Đáp án A (Khoản 2, Điều 31 BLLĐ 2012).
Câu 23 – Cơ quan nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
A – Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công.
B – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra đình công.
C – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công.
Đáp án: A (Điều 225 BLLĐ 2012)
Câu 24 – Việc làm là gì?
A – Là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm
B – Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
C – Là bất cứ hoạt động tạo ra thu nhập trên cơ sở hợp đồng lao động.
Đáp án A (Khoản 1, Điều 9 BLLĐ 2012)
Câu 25 – Quyền làm việc của người lao động được quy định như thế nào trong Bộ luật Lao động 2012?
A – Người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm –
B – Người lao động được quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào theo hợp đồng lao động.
C – Người lao động chỉ được làm việc theo hợp đồng lao động ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm –
Đáp án A (Khoản 1, Điều 10 BLLĐ 2012)
>> Tổng hợp trắc nghiệm Luật Lao động 2012 chọn lọc
Câu 26 – Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động được quy định như thế nào trong Bộ luật Lao động 2012?
A – Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động
B – Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
C – Người sử dụng lao động phải thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động
Đáp án B (Điều 11 BLLĐ 2012)
Câu 27 – Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì Hợp đồng lao động là gì?
A – Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
B – Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công trong quan hệ lao động.
C – Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động.
D – Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Đáp án: D (Điều 15 BLLĐ 2012)
Câu 28 – Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?
A – Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
B – Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
C – Cả A và B đúng.
D – Tự do, bình đẳng, tự nguyện và không trái pháp luật.
Đáp án: C (Điều 17 BLLĐ 2012)
Câu 29 – Những hành vi nào sau đây người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động?
A – Giữ tiền đặt cọc, chứng minh nhân dân, văn bằng chính của người lao động.
B – Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
C – Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
D – Cả B và C đều đúng.
Đáp án: D (Điều 20 BLLĐ 2012)
Câu 30 – Quyền lợi của người lao động làm việc không trọn thời gian quy định như thế nào?
A – Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động.
B – Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
C – Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Đáp án C ( Điều 34 BLLĐ 2012)
Nguồn: Minh Hiền sent to dethiluat@gmail.com