Trắc nghiệm môn Luật lao động 2012 có đáp án tham khảo
Câu 1 – Các hình thức hợp đồng?
A – Hình thức hợp đồng lao động bằng văn bản.
B – Hình thức hợp đồng lao động bằng lời nói.
C – Hình thức hợp đồng lao động là do hai bên thỏa thuận.
D – Cả A và B đều đúng.
Đáp án D (Điều 16 BLLĐ 2012).
Câu 2 – Hợp đồng nào dưới đây có thể giao kết bằng lời nói?
A – Đối với công việc tạm thời có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
B – Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 12 tháng.
C – Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng.
Đáp án C (Khoản 2, Điều 16 BLLĐ 2012)
Câu 3 – Người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt Hợp đồng lao động thì mức trợ cấp thôi việc như thế nào?
A – Mỗi năm làm việc được trợ cấp ½ tháng lương tối thiểu vùng.
B – Mỗi năm làm việc được trợ cấp ½ tháng tiền lương trên tổng thu nhập.
C – Mỗi năm làm việc được trợ cấp ½ tháng tiền lương.
Đáp án C (Khoản 1, Điều 48 BLLĐ 2012)
Câu 4 – Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động như thế nào?
A – Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu; Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động –
B – Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án –
C – Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
D – A, B, C đều đúng.
Đáp án D – ( khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2012)
Câu 5 – Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?
A – Toà án nhân dân.
B .Thanh tra lao động.
C – UBND Quận, Huyện.
D – Cả A và B đều đúng.
Đáp án D (Khoản 1 Điều 51 BLLĐ 2012).
Câu 6 – Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc người sử dụng lao động được thử việc bao nhiêu lần?
A – Chỉ được thử việc 01 lần.
B – Chỉ được thử việc 02 lần.
C – Chỉ được thử việc 03 lần.
Đáp án A (Điều 27 BLLĐ 2012)
Câu 7 – Điều kiện được tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài được quy định như thế nào?
A – Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
B – Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dung lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C – Cả A và B đều đúng.
D – Cả A và B đều sai.
Đáp án C (Điều 170 BLLĐ 2012)
Câu 8 – Theo Bộ luật Lao động thì lao động chưa thành niên là?
A – Người lao động dưới 18 tuổi.
B – Người lao động dưới 16 tuổi.
C – Người lao động dưới 15 tuổi.
D – Cả A, B và C đều sai.
Đáp án A (Điều 161 BLLĐ 2012)
Câu 9 – Trong thời gian thử việc người lao động được trả lương như thế nào?
A – Mức lương cơ bản.
B – Mức lương do hai bên thỏa thuận.
C – Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
D – Ít nhất 85% tiền lương của công việc đó.
Đáp án C (Điều 28 BLLĐ 2012).
Câu 10 – Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải báo trước cho bên kia biết ít nhất bao nhiêu ngày?
A – Ít nhất 03 ngày làm việc –
B – Ít nhất 05 ngày làm việc.
C – Ít nhất 07 ngày làm việc.
D – Ít nhất 10 ngày làm việc.
Đáp án A ( Khoản 1, Điều 35 BLLĐ 2012)
>> Trắc nghiệm nhiều đáp án Luật Lao động 2012 – có đáp án
Câu 11 – Người lao động, người sử dụng lao động được chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào?
A – Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động 2012.
B – Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
C – Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
D – Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án D ( Điều 36 BLLĐ 2012).
Câu 12 – Trường hợp nào sau đây người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A – Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
B – Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định.
C – Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
D – Cả A và B đều đúng.
Đáp án D (Khoản 1, Điều 38 BLLĐ 2012).
Câu 13 – Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào?
A – Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động 2012 –
B – Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
C – Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
D – cả A, B, C đều đúng.
Đáp án D (Điều 39 BLLĐ 2012).
Câu 14 – Việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
A – Mỗi bên có thể hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước – Khi hết thời hạn báo trước, mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động.
B – Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
C – Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản.
Đáp án B (Điều 40 BLLĐ 2012).
Câu 15 – Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?
A – Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết.
B – Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
C – Cả A, B đều sai.
D – Cả A, B đều đúng.
Đáp án D (Khoản 1, Điều 42 BLLĐ 2012).
Nguồn: Minh Hiền sent to dethiluat@gmail.com