Trắc nghiệm môn luật cạnh tranh và giải quyết tranh chấp
Câu 1:
Các sản phẩm có thể thay thế cho nhau về đặc tính, Xem mục đích sử dụng và giá cả là những sản phẩm:
Chọn một câu trả lời
A) Tồn tại trên thị trường liên quan
B) Có thể cạnh tranh với nhau trên một thị trường
C) Tồn tại trên thị trường địa lý liên quan
D) Tồn tại trên thị trường sản phẩm liên quan
Câu 2:
Doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị phạt tối đa là bao nhiêu tiền?
Chọn một câu trả lời
A) 25 triệu đồng
B) 50 triệu đồng
C) 75 triệu đồng
D) 200 triệu đồng
Câu 3
Quy tắc SSNIP được sử dụng để xác định
Chọn một câu trả lời
A) Thị trường hàng hóa, dịch vụ
B) Thị trường sản phẩm liên quan
C) Thị trường thời gian liên quan
D) Thị trường địa lý liên quan
Câu 4
Chọn phương án SAI: Tại sao pháp luật cạnh tranh hướng đến duy trì cạnh tranh trong nền kinh tế nhưng vẫn cho phép các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế dẫn đến hệ quả có thể gây hạn chế cạnh tranh?
Chọn một câu trả lời
A) Cạnh tranh không loại trừ hợp tác, hợp tác để lợi dụng tính kinh tế của quy mô và phạm vi.
B) Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
C) Tập trung kinh tế có thể mang lại lợi ích cho xã hội lớn hơn những thiệt hại do tính hạn chế cạnh tranh gây ra
D) Tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 5
Trong thị trường độc quyền, rào cản gia nhập thị trường tồn tại ở mức độ nào?
Chọn một câu trả lời
A) Không có
B) Có nhưng không đáng kể
C) Rất lớn
D) Lớn
Câu 6
Cấu thành vi phạm pháp luật cạnh tranh tồn tại dưới dạng
Chọn một câu trả lời
A) Chỉ có cấu thành vật chất
B) Cấu thành tự thân và cấu thành lý do
C) Chỉ có cấu thành hình thức
D) Cấu thành vật chất và cấu thành hình thức
Câu 7
Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp đó có thị phần trên thị trường liên quan là:
Chọn một câu trả lời
A) Từ 50% trở lên
B) Từ 75% trở lên
C) Từ 30% trở lên
D) Từ 65% trở lên
Câu 8
Những hành vi nào dưới đây không thuộc nhóm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh?
Chọn một câu trả lời
A) Đơn phương thay đổi hợp đồng mà không có lý do chính đáng
B) Thông đồng để thắng thầu
C) Bán kèm hàng hóa
D) Bán dưới giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Câu 9
Chủ thể vi phạm pháp luật cạnh tranh phải chịu hình thức trách nhiệm pháp lý nào?
Chọn một câu trả lời
A) Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hành chính
B) Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự
C) Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất
D) Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất.
Câu 10
Trong lĩnh vực hàng không, yếu tố nào dưới đây có thể tồn tại dưới dạng độc quyền tự nhiên?
Chọn một câu trả lời
A) Cung cấp cơ sở hạ tầng nhà ga sân bay
B) Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách
C) Cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không.
D) Cung cấp nhiên liệu cho máy bay
———————o0o——————–
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1:
Đáp án đúng là: Tồn tại trên thị trường sản phẩm liên quan
Vì: Các tiêu chí để xác định thị trường sản phẩm liên quan bao gồm: khả năng thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Câu 2:
Đáp án đúng là: 200 triệu đồng
Vì: Theo quy định tại định Nghị định số 71/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Hành vi bị phạt đến 200 triệu đồng là hành vi bán hàng đa cấp bất chính diến ra trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
Câu 3:
Đáp án đúng là: Thị trường sản phẩm liên quan
Vì: Quy tắc SSNIP được sử dụng để xác định sự thay thế về giá sản phẩm. Đây là một trong ba tiêu chí để xác định thị trường sản phẩm liên quan giữa các sản phẩm cạnh tranh.
Câu 4:
Đáp án đúng là: Tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
Vì: Theo cơ sở lý thuyết kinh tế của pháp luật cạnh tranh, cạnh tranh không loại trừ hợp tác. Tập trun kinh tế nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế và có thể mang lại lợi ích cho xã hội lớn hơn những thiệt hại do tính hạn chế cạnh tranh gây ra. Tập trung kinh tế không hạn chế được mà ngược lại, có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 5:
Đáp án đúng là: Rất lớn
Vì: Thị trường độc quyền là thị trường ở đó chỉ có một người bán (độc quyền bán) hoặc một người mua (độc quyền mua). Chủ thể có vị trí độc quyền luôn phải tạo ra rào cản để ngăn cản các đối thủ khác gia nhập thị trường nhằm duy trì vị trí độc quyền của mình.
Câu 6:
Đáp án đúng là: Cấu thành vật chất và cấu thành hình thức
Vì: Vi phạm pháp luật cạnh tranh được xác định dựa vào hai quy tắc: cấm đoán tự thân (cấu thành hình thức) và quy tắc lý do (chủ yếu tồn tại dưới dạng cấu thành vật chất).
Câu 7:
Đáp án đúng là: Từ 30% trở lên
Vì: Theo quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2004.
Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Câu 8:
Đáp án đúng là: Thông đồng để thắng thầu
Vì: Thông đồng để thắng thầu thuộc nhóm hành vi thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh.
Câu 9:
Đáp án đúng là: Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự
Vì: Theo quy định của pháp luật cạnh tranh, pháp luật hình sự và pháp luật dân sự.
Câu 10:
Đáp án đúng là: Cung cấp cơ sở hạ tầng nhà ga sân bay
Vì: Theo khái niệm độc quyền tự nhiên và cạnh tranh tiềm năng.
Xem thêm: Trắc nghiệm môn pháp luật về Cạnh tranh có đáp án tham khảo