Tổng hợp câu hỏi nhận định Luật sở hữu trí tuệ
1 – Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do nhiều chủ thể cùng đăng ký cho một loại hàng hóa, dịch vụ.
2 – Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền SHTT khi có hành vi xâm phạm
3 – Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ thuật
4 – Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khácđã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn sớm hơn
5 – Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian để sưu tầm, giới thiệu không phải xin phép, không phải trả tiền.
6 – Người sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước phải xin phép sử dụng và thanh toán nhuận bút, thù lao
7 – Người thực hiện việc đăng ký chỉ dẫn địa lý chính là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
8 – Việc đăng ký tên doanh nghiệp trong thủ tục đăng ký kinh doanh là một trong những hành vi sử dụng tên doanh nghiệp và là thủ tục bắt buộc để được bảo hộ tên thương mại.
9 – Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích kinh doanh, thương mại phải xin phép và trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
10 – Tất cả các hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
11 – Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế đã được bảo hộ
12 – Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh.
13 – Người đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó
14 – Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là 20 năm kể từ ngày cấp văn bằng.
15 – Mọi tác phẩm có tính nguyên gốc được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
16 – Nhãn hiệu tập thể có thể do các hội, liên hiệp hoặc tổng công ty đăng ký
17 – Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
18 – Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết
19 – Khi một trong các điều kiện địa lý tạo nên chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bị thay đổi làm cho sản phẩm mất chất lượng thì Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đó bị hủy bỏ hiệu lực.
20 – Quyền tác giả phát sinh không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
21 – Tên thương mại là tên gọi của tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động của nó
22 – Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền tài sản của người biểu diễn thì phải trả thù lao cho người biểu diễn.
23 – Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ của người khác là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
24 – Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi
25 – Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền có thể không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó
26 – Mục đích của việc thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đánh giá tính hợp lệ của đơn.
27 – Nhãn bao gói bánh, kẹo có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
28 – Mọi tác phẩm có tính nguyên gốc được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
29 – Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực
30 – Quyền sử dụng tên thương mại được chuyển giao với điều kiện có đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
31 – Quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
32 – Chuyển nhượng quyền đối với tên thương mại phải kèm theo chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
33 – Trong thời hạn bảo hộ nhãn hiệu, việc nhập khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu đó để bán tại Việt Nam mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bị xem là hành vi vi phạm.
34 – Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
35 – Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn
36 – Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm
37 – Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều được bảo hộ vô thời hạn
38 – Bài giảng, bài phát biểu chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định
39 – Chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cản bất kỳ người nào sử dụng sáng chế của mình.
40 – Văn băng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bị huỷ bỏ hiệu lực trong trường hợp đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ
41 – Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng cho hàng hoá để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau
42 – Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo
43 – Thiệt hại tinh thần do hành vi xâm phạm quyền SHTT là tổn thất về uy tín gây ra cho chủ sở hữu đối với đối tượng của quyền SHTT.
44 – Một nhãn hiệu muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng.
45 – Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bao gồm các tổn thất về tài sản
46 – Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả có hiệu lực giữa các bên khi được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Nhận định đúng sai môn Luật sở hữu trí tuệ
Nguồn: dethiluat.com