Sống chung trước hôn nhân hay còn gọi là “sống thử” là một trong những hiện tượng xã hội không quá xa lạ trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam và thế giới. Dưới quan điểm của đa số phụ huynh khi được hỏi về vấn đề này đều bày tỏ thái độ quan ngại về vấn đề nóng này bởi hệ lụy xã hội mà nó gây ra nó. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề sống thử trước hôn nhân một cách khác đi, dưới lăng kính tiếp cận từ mặt tích cực của việc sống thử trước hôn nhân, thì vấn đề sống thử trước hôn nhân có còn hoàn toàn là tiêu cực?

Sống thử trước hôn nhân là gì?
Mục Lục:
“Sống thử” trước hôn nhân hay còn gọi là sống chung trước hôn nhân là một trong những hiện tượng xã hội không quá xa lạ trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam và thế giới.
Nếu nói về sống thử trong khoảng thời gian trước năm 2000, câu trả lời của dư luận là sự phản đối gay gắt, tuy nhiên trải qua một khoảng thời gian thì sự chấp nhận dường như được nâng cao hơn rất nhiều khi qua một số bài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ khảo sát giữa người có thái độ phản đối với tỷ lệ người có thái độ đồng ý dứt khoát và người không có ý kiến về vấn đề này ngày càng có xu hướng thiên về phía đồng ý, cụ thể trong một bài nghiên cứu vào năm 2013 của một nhóm các bạn sinh viên thì tỷ lệ khảo sát thu được là như sau: với 13611 người cho ý kiến thì có 56.3% người đồng ý, 36.3% người không đồng ý, 7,4% người không có ý kiến. Ngoài ra, một khảo sát khác của Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và 3 trường đại học tại Hà Nội (thực hiện năm 2007), chỉ có khoảng 30% số sinh viên phản đối, còn số sinh viên còn lại một phần thì cho là chuyện bình thường, một phần thì không có ý kiến. Qua các dữ liệu trên phần nào có thể thấy được xã hội đang dần chuyển biến theo hướng chấp nhận hiện tượng sống thử thì việc đặt ra sự chống đối với sự dịch chuyển tự nhiên của xã hội là không cần thiết.
Vậy, tại sao xã hội lại đang vận động theo hướng chấp nhận hiện tượng “chống” thử? Phải chăng nó tồn tại những điểm cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu của chính xã hội?
Khía cạnh pháp lý của việc sống thử trước hôn nhân
Sống thử không vi phạm bất kỳ một quy phạm pháp luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, khi công dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm thì việc hai người sống chung với nhau là quyền tự do quyết định của bản thân họ trong việc lựa chọn nơi ở hợp pháp của mình, không chỉ thế việc lựa chọn nơi ở hợp pháp là quyền của công dân Việt Nam, được Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất bảo vệ.
Do đó, sống thử không những không vi phạm pháp luật mà ở khi hiểu nó ở một khía cạnh mở nó còn là quyền của công dân và được pháp luật bảo vệ. Khi các bên trong quan hệ cảm thấy không còn phù hợp với nhau nữa thì để chấm dứt mối quan hệ đó các bên chỉ cần chấm dứt việc sống chung, không ràng buộc những thủ tục pháp lý phức tạp như ly hôn.
Ngoài ra, khi có tranh chấp giữa các bên thì Bộ luật dân sự đã tồn tại những quy định để giải quyết, như vậy có thể thấy pháp luật đã thừa nhận quan hệ sống chung như vợ chồng và hình thành nên những quy phạm để điều chỉnh quan hệ ấy.
Khía cạnh xã hội của việc sống thử trước hôn nhân
Sống chung trước hôn nhân được ví như một phép thử và phép thử ấy có kết quả tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào người thực hiện và cách thức thực hiện. Sống thử như một việc cần thiết trước khi đưa ra quyết định tiến đến hôn nhân, là tiền đề của một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nó tạo cơ hội để các bên trong quan hệ có cơ hội tìm hiểu nhau một cách tốt nhất bởi lẽ một người khi gặp người mình yêu, thường trau chuốt và tiết chế bản thân, tuy nhiên khi sống thử với nhau, các bên không thể lúc nào cũng sống khác đi với chính bản thân mình. Qua đó, khi tiến hành hôn nhân có thể làm giảm thiểu tình trạng ly hôn đặc biệt là khi hiện nay, trong giai đoạn hôn nhân 5 năm đầu tỷ lệ ly hôn là rất cao do tồn tại sự khác biệt giữa tình yêu và hôn nhân, có thể là các bên chưa nhận biết được các đặc điểm của đối phương mà vấn đề này có thể giải quyết bởi hiện tượng sống thử.
Đồng thời, nhìn nhận của xã hội đã cởi mở hơn, trinh tiết không phải là cái quyết định cho cuộc sống hôn nhân mà là cách đối nhân xử thế, cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng, xử lý những tình huống phát sinh sau khi thấy được những mặt xấu của nhau. Xã hội đã dần không còn ác cảm với việc sống thử mà nhiều người đã dần chấp nhận nó, nhiều cha mẹ cũng đã tâm sự cởi mở hơn với con về vấn đề này.
Khía cạnh kinh tế, tài chính của việc sống thử trước hôn nhân
Tiếp cận từ khía cạnh kinh tế, tài chính thì sống thử được xem là một cách thức để thực hiện chiến lược tiết kiệm, hoạch toán chi tiêu cho cuộc sống với người cùng sống chung. Nhất là hiện tượng sống thử là hiện tượng phổ biến với đối tượng là sinh viên, công nhân sống và làm việc xa nhà, nhu cầu phí sinh hoạt, chi tiêu là rất cao thì việc những người yêu nhau có thể chia sẻ cho nhau, cùng nhau làm giảm gánh nặng tài chính, xây dựng nên tiền đề cho việc quản lý tài chính sau hôn nhân cũng được xem là một yếu tố rất cần thiết. Ngay cả khi các bên không tiến tới hôn nhân nhưng để đảm bảo tốt hơn cho chất lượng cuộc sống thì việc sống chung được xem là mang lại hiệu quả tương tự.
Đối với bản thân người sống thử trước hôn nhân, thì việc sống thử ngoài đáp ứng nhu cầu kinh tế thì việc sống thử còn mang lại cho họ tinh thần trách nhiệm cao hơn khi sống với một người bạn bình thường, vì sống thử là sống với người mình yêu thương nên việc đặt ra trách nhiệm trong giai đoạn yêu thương đó là tồn tại.
Sống thử trước hôn nhân có thật sự xấu… như bạn nghĩ?!
Khi sống thử, các bên còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống mới – cuộc sống mà tồn tại một sự ràng buộc nhất định nào đó mà các bên tự ý thức được mà qua đó tạo cơ hội cho xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Đồng thời nó còn giải quyết được vấn đề thời gian của các cặp đôi bởi đôi khi với công việc bận rộn cả ngày, họ khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên người đặc biệt của đời mình. Dù họ có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì bạn cũng sẽ thấy rất vui và hạnh phúc khi có người đang chờ họ vào cuối mỗi ngày.
Qua đó có thể khẳng định lại một lần nữa, sống chung trước hôn nhân là một hiện tượng bình thường, xã hội đã và đang hướng tới việc chấp nhận nó không chỉ với tư cách là một sự vận động tự nhiên trong bối cảnh kinh tế – xã hội đương thời mà còn bởi những giá trị tích cực mà nó đem lại. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại?!
Sửu Ca – dethiluat.com