Nhận định môn Y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm
1 – Cơ sở khám chữa bệnh có nghĩa vụ phải cho người bệnh chuyển tuyến khi người bệnh yêu cầu.
2 – Người nước ngoài không được ghép bộ phận cơ thể của người hiến là người Việt Nam.
3 – Bác sĩ A là công chức, hiện đang làm việc tại một bệnh viện của Nhà nước. Bác sĩ A muốn thành lập một cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản. Bác sĩ A có thể thành lập và đăng ký là người lãnh đạo một bệnh viện chuyên khoa phụ sản hay không? Tại sao?
4 – Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
5 – Người đã đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể không thuộc đối tượng ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định của cơ sở y tế.
6 – Người nước ngoài hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam bắt buộc phải biết tiếng Việt thành thạo, trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
7 – Cơ sở khám chữa bệnh không được bán thuốc dưới mọi hình thức.
8 – Trong trường hợp phải lựa chọn giữa người được chỉ định ghép bộ phận cơ thể có tên đầu tiên trong danh sách chờ ghép của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người hoặc trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người thì sẽ ưu tiên cho người có tên trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế đã lấy bộ phận cơ thể của người hiến.
9 – Người nước ngoài hành nghề khám, chữa bệnh tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư.
10 – Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được tiến hành phẫu thuật khi được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh.
11 – Tổ chức, cá nhân người nước ngoài không được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại Việt Nam dưới hình thức bệnh viện 100% vốn nước ngoài.
12 – Thuốc chưa được cấp số đăng ký lưu hành ở Việt Nam thì không được sử dụng để điều trị.
13 – Người nước ngoài không được phép thành lập bệnh viện tại Việt Nam.
14 – Trong mọi trường hợp, cơ sở y tế chỉ được phép lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống khi họ đã đăng ký hiến.
15 – Cán bộ, công chức, người đang làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước được đăng ký làm người đứng đầu của một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
16 – Việc cho nhận tinh trùng, noãn, phôi phải đảm bảo nguyên tắc bí mật.
17 – Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng sức khỏe do hành vi vi phạm chuyên môn, kỹ thuật trong khám chữa bệnh gây ra là 2 năm.
18 – Cơ sở y tế không được lấy bộ phận cơ thể và lấy xác của người chết nếu thân nhân họ không đồng ý.
19 – Pháp luật Việt Nam cấm mang thai hộ.
20 – Hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dược.
21 – Trong mọi trường hợp, người bệnh được quyền từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám, chữa bệnh.
>> Xem thêm: Đề thi môn Y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm
Nguồn: dethiluat.com