Nhận định đúng sai môn Luật sở hữu trí tuệ
1 – A không hề tham khảo thông tin về sáng chế của B (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam) nhưng đã tự tạo ra sáng chế giống như vậy để áp dụng vào sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Hành vi của A không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
2 – Mọi giải pháp kỹ thuật đều là đối tượng được bảo hộ là sáng chế.
3 – Các đối tượng sở hữu công nghiệp muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng.
4 – Các phát minh, phương pháp toán học có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế
5 – Dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch mà họ là tác giả
6 – Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam
7 – Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo QĐ của CQNN có TQ có quyền chuyển giao quyển sử dụng đó cho một người khác theo một hợp đồng thứ cấp
8 – Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc quyền chuyển giao sử dụng sáng chế mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế
9 – Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đăng ký tai cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp
10 – Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
11 – Mọi dấu hiệu có thể nhận biết được bằng thị giác đều có thể được bảo hộ là nhãn hiệu.
12 – Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ thuật
13 – Sáng chế được nhà nước bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản Điều 58 Luật SHTT.
14 – Đăng ký dấu hiệu làm nhãn hiệu trùng với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ của người khác không bị xem là mất khả năng phân biệt.
15 – Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ có thể đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo thoả ước Madrid nếu đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam
16 – Mọi sáng chế đều được Nhà nước Việt Nam khi có yêu cầu.
17 – Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện ở Việt nam mới được bảo hộ theo Luật SHTT Việt Nam
18 – Tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
19 – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với việc đăng ký tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp mà pháp luật quy định phải đăng ký bảo hộ
20 – Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bị xem là mất tính mới thương mại nếu đã được tác giả khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
21 – Mọi dấu hiệu có khả năng phân biệt đều có thể được nhà nước Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ là nhãn hiệu nếu chủ thể có yêu cầu.
22 – Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ có thể được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu.
23 – Chủ sở hữu đối với tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại cho nhiều chủ thể nếu thỏa thuận được.
24 – Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn
25 – Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo QĐ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc dạng không độc quyền
26 – Khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng của sản phẩm đó thì văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý bị hủy bỏ hiệu lực, vù không đáp ứng các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
>> Xem tiếp: Nhận định môn Luật Sở hữu trí tuệ có đáp án tham khảo
Nguồn: dethiluat.com