Nhận định đúng sai môn Luật tố tụng hình sự
1 – Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ tính chất lỗi của hành vi.
2 – Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
3 – Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ PL hình sự.
4 – Trong mọi trường hợp, nếu phát hiện việc điều tra có vi phạm thủ tục tố tụng, Thẩm phán phải ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
5 – Những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
6 – Tòa án cấp huyện có quyền xét xử tất cả các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.
7 – TA cấp phúc thẩm có quyền tăng hình phạt cho bị cáo có kháng cáo, kháng nghị theo hướng giảm nhẹ.
8 – Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện.
9 – Trong mọi trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà người bào chữa vắng mặt, thì HĐXX phải hoãn phiên tòa.
10 – Trong mọi trường hợp, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử tính từ ngày nhận hồ sơ vụ án.
11 – Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội phạm nghiêm trọng chỉ là tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án khu vực
12 – Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa có quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
13 – Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
14 – Tòa án nhân dân chỉ xét xử dân thường phạm tội.
15 – Khi nói lời sau cùng tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo được trình bày thêm các tình tiết của vụ án
16 – Kiểm sát viên tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm phải là kiểm sát viên của Viện kiểm sát đã kháng nghị.
17 – Dân thường phạm tội do tòa án nhân dân xét xử.
>> Xem thêm: Câu hỏi nhận định luật tố tụng hình sự phần 1
Nguồn: dethiluat.com