Nhận định đúng sai môn Luật Hàng không dân dụng quốc tế
1 – Thương quyền 3 và thương quyền 4 có thể khai thác độc lập với nhau.
2 – Điều kiện để người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa là thiệt hại phải xảy ra trong thời gian bay.
3 – Các thành viên của Ủy ban không lưu thuộc Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế là đại diện của các quốc gia mà họ là công dân trong hoạt động của tổ chức này.
4 – Nguồn của Luật HKDDQT bao gồm và Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
5 – Theo công ước Montreal 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động hàng không dân dụng quốc tế, thời gian khai thác của phương tiện bay có nghĩa là thời gian bay của phương tiện đó.
6 – Theo Công ước Montreal 1999, mọi trường hợp thiệt hại đối với hành lý, hành khách chỉ được bồi thường dựa vào trọng lượng của hành lý.
7 – Người vận chuyển theo hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành khách, hành lý, hàng hóa trong suốt quá trình bay.
8 – Hiệp hội các hãng vận tải quốc tế IATA là tổ chức quốc tế liên CP vì thành viên của nó là các quốc gia độc lập có chủ quyền.
9 – Hành vi chuyển giao thông tin mà thông tin đó có thể gây nguy hiểm cho an ninh hàng không là tội phạm hình sự được quy định trong BLHS VN 1999 (nếu đúng thì hành vi này được quy định trong điều khoản nào)
10 – Chế độ pháp lý của vùng trời trên vùng đặc quyền KT và tiếp giáp lãnh hải là giống nhau.
11 – SDRs là một đơn vị tiền tệ, có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế giống như các loại tiền tệ thông thường.
12 – Mỗi quốc gia chỉ có một vùng thông báo bay (FIR)
13 – Thương quyền 3 và thương quyền 4 có thể khai thác độc lập với nhau.
14 – Theo Công ước Montreal 1971 về trừng trị hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động HKDDQT, thời gian khai thác của phương tiện bay có nghĩa là thời gian bay của phương tiện bay đó.
15 – Các trường hợp bồi thường thiệt hại cho hành khách, hành lý, hàng hóa đều phải tính bằng mức quy định của Công ước Montreal 1999.
16 – Thời gian bay theo Công ước Tokyo 1963 về các hành vi phạm tội và các hành vi khác được thực hiện trên máy bay, Công ước Lahay 1970 về trừng trị việc chiếm giữ máy bay bất hợp pháp, Công ước Montreal 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động HKDDQT là giống nhau.
>> Xem thêm: Nhận định môn Hàng không dân dụng quốc tế
Nguồn: dethiluat.com