Nhận định đúng sai môn Luật Cạnh tranh và giải quyết tranh chấp TM
Câu hỏi:
1 – Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh khi nhận thấy có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh?
2 – Bên khiếu nại phải chịu một phần chi phí giám định, chi phí phiên dịch nếu khiếu nại chỉ đúng một phần
3 – Bộ Công thương và Hội đồng cạnh tranh là cơ quan cấp trên trực tiếp của Cục quản lý cạnh tranh.
4 – Bộ trưởng Bộ Công thương có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
5 – Các bên có thể thống nhất hủy bỏ thỏa thuận trọng tài và yêu cầu Tòa án giải quyết trong quá trình giải quyết tranh chấp
6 – Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra khi có khiếu nại của các bên có liên quan
7 – Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn yêu cầu
8 – Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không cam kết mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại thì bị coi là bán hàng đa cấp bất chính
9 – Doanh nghiệp có hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng thì vi phạm Luật cạnh tranh 2004
10 – Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của Doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp
11 – Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp thương mại
12 – Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh nếu bên khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại
13 – Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp; không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể
14 – Mọi hành vi bán hàng dưới giá vốn là hành vi hạn chế kinh doanh
15 – Các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh 2004 đều có thể được hưởng miễn trừ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Nguồn: dethiluat.com
Xem thêm: Tuyển tập đề thi môn Luật Cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại