Nhận định có đáp án áp dụng Luật Hôn nhân gia đình 2014 được dethiluat.com tổng hợp từ nhiều đề thi từ các trường khác nhau. Thân gửi các bạn tham khảo, chúc các bạn thi tốt!
Nhận định có đáp án áp dụng Luật Hôn nhân gia đình 2014
Mục Lục:
- Nhận định có đáp án áp dụng Luật Hôn nhân gia đình 2014
- Nhận định 1
- Tải về:
- Nhận định 2
- Nhận định 3
- Nhận định 4
- Nhận định 5
- Nhận định 6
- Nhận định 7
- Nhận định 8
- Nhận định 9
- Nhận định 10
- Nhận định 11
- Nhận định 12
- Nhận định 13
- Nhận định 14
- Xem thêm các câu nhận định khác:
- Nhận định 15
- Nhận định 16
- Nhận định 17
- Nhận định 18
- Nhận định 19
- Nhận định 20
- Nhận định 21
- Nhận định 22
Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích dựa trên cơ sở pháp lý.
Nhận định 1
Cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng một căn nhà, đó là tài sản chung của vợ chồng.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế độ tài sản chung của vợ và chồng thì trường hợp Cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng một căn nhà thì đây là trường hợp người chồng được thừa kế riêng căn nhà trên. Do đó, căn nhà trên là tài sản riêng của người chồng chứ không phải là tài sản chung của vợ và chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tải về:
Bấm tải bài viết này tại đây:Nhận định 2
Cha mẹ nuôi có thể thay đổi họ tên, dân tộc của con nuôi theo họ tên,dân tộc của mình.
Nhận định Đúng.
Đáp án
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hậu quả của việc nuôi con nuôi thì cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ, tên của con nuôi. Tuy nhiên cần lưu ý thêm là đối với con nuôi từ 9 tuổi trở lên khi thay đổi họ, tên của con nuôi phải được sự đồng ý của người đó.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010.
Nhận định 3
Cháu đã thành niên không sống chung với chú ruột phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chú trong trường hợp chú không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình.
Đáp án
Nhận định Sai,
Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Quyền và nghĩa vụ của cô, chú, dì,… và cháu ruột thì trường hợp cháu đã thành niên không sống chung với chú ruột không phải trong mọi trường hợp đều phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chú trong trường hợp chú không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình. Nếu chú ruột còn cha, mẹ, con hoặc các anh chị em ruột có điều kiện để thực hiện nuôi dưỡng thì trách nhiệm nuôi dưỡng trên thuộc về cha, mẹ, con hoặc anh, chị, em ruột của người đó.
Căn cứ pháp lý: Điều 106 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 4
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Đáp án
Đáp án Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc áp dụng chế độ tài sản của vợ và chồng thì vợ chồng có quyền lựa chọn việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định hay theo thỏa thuận mà không cần phải xác định rằng từ chối áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì mới được áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 5
Chế độ tài sản theo thỏa thuận sẽ được áp dụng khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Đáp án
Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc áp dụng chế độ tài sản của vợ và chồng thì vợ chồng có quyền lựa chọn việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 6
Chỉ những hôn nhân kết hôn theo luật định mới được nhà nước công nhận là hôn nhân hợp pháp.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 2, Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định các trường hợp người đang có vợ chồng thì nam nữ không kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 thì được xem là hôn nhân hợp pháp mà không cần phải đăng ký kết hôn theo luật định.
Căn cứ pháp lý: điểm b, khoản 4, Điều 2, Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Nhận định 7
Chỉ UBND cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam cư trú mới có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 18, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn của Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện việc đăng ký kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp xã cũng có quyền đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới và công dân người nước ngoài cũng là người cư trú ở khu vực biên giới tiếp giáp với xã ở khu vực của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 18, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Nhận định 8
Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn là UBND nơi thường trú của một trong hai bên nam nữ.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại: khoản 1, Điều 17, Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ. Nơi cư trú này có thể là nơi tạm trú của một trong hai bên nam nữ chứ không bắt buộc phải là nơi thường trú.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 17, Luật Hộ tịch 2014.
Nhận định 9
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi cha hoặc mẹ không còn đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục con.
Đáp án
Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại: điểm b, khoản 2 và điểm c, khoản 5, Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi cha hoặc mẹ không còn đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì một trong các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp này là cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
Do đó, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi cha hoặc mẹ không còn đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục con.
Căn cứ pháp lý: điểm b, khoản 2 và điểm c, khoản 5, Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nhận định 10
Con cái là khách thể trong quan hệ hôn nhân gia đình của cha mẹ.
Đáp án
Nhận định Sai.
Khách thể của quan hệ hôn nhân và gia đình là lợi ích mà vợ chồng đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Bao gồm: các lợi ích về nhân thân, tinh thần (như họ tên, quốc tịch, sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, giữa ông bà, cha mẹ với con cái và ngược lại) và các lợi ích về vật chất (như tài sản, các khoản cấp dưỡng, tài sản được thừa kế).
Do đó, con cái không phải là khách thể trong quan hệ hôn nhân gia đình của cha mẹ.
TÀI LIỆU CÙNG MÔN HỌC:
Tải về các văn bản pháp luật môn Luật Hôn nhân và gia đình
Tuyển tập Đề thi môn Luật Hôn nhân và gia đình
Tuyển tập Bài tập môn Luật Hôn nhân và gia đình
Nhận định 11
Con dâu được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ chồng.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 644, Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp thừa kế bắt buộc và quy định tại khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng thì con dâu không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế bắt buộc (không phụ thuộc vào di chúc) của cha mẹ chồng. Trường hợp cha mẹ chồng để lại di sản của mình cho riêng con trai thì tài sản này là tài sản riêng của người chồng, người vợ (con dâu) không được hưởng thừa kế trong trường hợp này.
Căn cứ pháp lý: Điều 644, Bộ luật dân sự 2015 và khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 12
Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là con chung của vợ chồng.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại: Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì người con được mang thai hộ là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ chứ không phải là con của người mang thai hộ.
Nói cách khác trong trường hợp trên, mặc dù đứa trẻ do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng không phải là con chung của vợ chồng (mà là con của vợ chồng người nhờ mang thai hộ).
Căn cứ pháp lý: Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 13
Con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại: theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp cấm kết hôn và điều kiện kết hôn thì không quy định cấm con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau. Do đó, nếu con nuôi và con đẻ có đầy đủ điều kiện kết hôn thì có thể kết hôn với nhau theo quy định.
Căn cứ pháp lý: Điều 5 và Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 14
Con riêng của một bên vợ chồng không có quyền kết hôn với con chung (con đẻ) của hai vợ chồng.
Đáp án
Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp cấm kết hôn thì không cho phép người có cùng dòng máu trực hệ được kết hôn với nhau. Mà con riêng của vợ và con chung của vợ chồng có chung dòng máu trực hệ (chung dòng máu trực hệ từ mẹ) nên họ không được kết hôn với nhau.
Căn cứ pháp lý: điểm d, khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Xem thêm các câu nhận định khác:
Nhận định 15
Con riêng và bố dượng, mẹ kế có tất cả các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con khi cùng chung sống với nhau.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại: Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế chỉ được thực hiện theo Điều 69, Điều 71 và Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà không phải là đầy đủ các quyền như cha mẹ ruột và con như:
- Quyền được đại diện cho con (Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014);
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra (Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2014);
- Quyền có tài sản riêng của con (Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Quyền quản lý tài sản riêng của con (Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)…
Căn cứ pháp lý: Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 16
Con riêng và bố dượng, mẹ kế không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý nào hết.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế có quyền, nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc lẫn nhau theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Căn cứ pháp lý: Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 17
Dân tộc của con nuôi có thể được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
Đáp án
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010 thì trong trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi thì Dân tộc của người con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi này được xác định theo dân tộc của cha, mẹ nuôi.
Do đó, dân tộc của con nuôi có thể được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
Căn cứ pháp lý: khoản 3, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010.
Nhận định 18
Để phù hợp với chính sách dân số gia đình VN, cặp vợ chồng chỉ được nhận từ một đến hai trẻ làm con nuôi.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về Nuôi con nuôi thì không có quy định nào cấm hay giới hạn số lượng nhận con nuôi mà chỉ giới hạn người được nhận làm con nuôi chỉ được làm con nuôi của bố hoặc mẹ độc thân hoặc của cả hai vợ chồng (theo quy định tại khoản 3, Điều 8, Luật Nuôi con nuôi 2010). Quy định này nhằm khuyến khích việc tạo ra gia đình thay đổi cho các trẻ em để các em có điều kiện tốt nhất được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
Căn cứ pháp lý: khoản 3, Điều 8, Luật Nuôi con nuôi 2010.
Nhận định 19
Đơn xin ly hôn bắt buộc phải có chữ kí của cả vợ và chồng.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế định ly hôn theo yêu cầu của một bên thì một bên vợ hoặc chồng trong một số trường hợp nhất định đều có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn.
Trong trường hợp này đơn xin ly hôn không nhất thiết phải có đầy đủ chữ ký của cả vợ và chồng, nên đơn xin ly hôn không bắt buộc phải có chữ kí của cả vợ và chồng.
Căn cứ pháp lý: Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhận định 20
Hành vi xác lập quan hệ vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014 quy định về việc đăng ký kết hôn thì bắt buộc nam và nữ khi đăng ký kết hôn phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền mà không được phép ủy quyền cho người khác. Quy định này nhằm đảm bảo sự tự nguyện trong kết hôn theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014.
Nhận định 21
Hoà giải cơ sở là thủ tục bắt buộc trước khi vợ chồng yêu cầu ly hôn tại toà án.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 207 Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp không tiến hành hòa giải được thì về nguyên tắc trong một vụ án ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành thủ tục hòa giải đoàn tụ để vợ chồng một lần nữa có thể có cơ hội hàn gắn, suy nghĩ lại mà không cần phải ly hôn. Tuy nhiên trong một số trường hợp như vợ hoặc chồng là người bị mất năng lực hành vi dân sự, vợ hoặc chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích thì việc ly hôn không qua thủ tục hòa giải.
Căn cứ pháp lý: khoản 3, Điều 207 Luật Tố tụng dân sự 2015.
Nhận định 22
Hòa giải cơ sở là thủ tục phải tiến hành trước khi Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn.
Đáp án
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 207 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì về nguyên tắc Tòa án sẽ tiến hành thủ tục hòa giải khi một bên vợ hoặc chồng làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên trong một số trường hợp như vợ hoặc chồng là người bị mất năng lực hành vi dân sự; vợ hoặc chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích thì việc giải quyết yêu cầu ly hôn không qua thủ tục hòa giải.
Căn cứ pháp lý: khoản 3, Điều 207 Luật Tố tụng dân sự 2015.
Nguồn: Dethiluat.com