Dự trữ bắt buộc và ý nghĩa của dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là gì?
Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàng trung gian phải đưa vào dự trữ theo luật định. Mức dự trữ bắt buộc cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc – do ngân hàng trung ương quy định – cao hay thấp. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trên lượng tiền gửi mà ngân hàng trung gian huy động được, phải để dưới dạng dự trữ. Như vậy, mỗi ngân hàng chỉ được cho vay số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương có thể hạn chế hoặc bành trướng khối tiền tệ mà hệ thống ngân hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế.
Một cách khái quát, khi ngân hàng trung ương tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì ngân hàng trung ương có thể làm giảm hoặc tăng hệ số tạo tiền của hệ thống ngân hàng trung gian, và kết quả là khối tín dụng mà các ngân hàng trung gian có thể cung ứng cho nền kinh tế giảm hoặc tăng. Nhìn chung, dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất hành chính của ngân hàng trung ương nhằm điều tiết mức cung tiền tệ của ngân hàng trung gian cho nền kinh tế, thông qua hệ số tạo tiền.
Ý nghĩa của dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ là nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và tác động một cách đầy quyền lực. Mặt khác, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động của nó đối với khối tiền tệ là rất lớn. Tuy nhiên, ưu điểm vừa nêu cũng có mặt trái của nó. Đó là khi ngân hàng trung ương muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ, nó khó có thể thực hiện được nều sử dụng công cụ này. Bên cạnh đố, việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu doanh lợi của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, nếu thường xuyên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ gây ra tình trạng không ổn định cho các ngân hàng thương mại và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng này khó khăn hơn. Do đó, một sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đòi hỏi ngân hàng trung gian, cũng như phải để cho các ngân hàng trung gian một thời gian đủ để tăng khoản dự trữ lên mức bắt buộc mới.
>> Xem thêm: Mối quan hệ giữa công chứng giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm