Dưới đây là Đề thi môn Luật tố tụng hình sự có đáp án tham khảo lớp 8AB2 trường ĐH Luật TPHCM do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Đề thi môn Luật tố tụng hình sự
Mục Lục:
- Đề thi môn Luật tố tụng hình sự
- Câu 1: 3 điểm – Câu hỏi lý thuyết
- Câu hỏi
- Đáp án
- Giống nhau:
- Khác nhau:
- Về cơ sở pháp lý
- Về Khái niệm
- Về loại thiệt hại
- Về tính chất thiệt hại
- Về việc giải quyết trong vụ án hình sự
- Về quyền và nghĩa vụ:
- Câu 2: 4 điểm – Xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
- Nhận định 1
- Đáp án Nhận định 1
- Nhận định 2
- Đáp án Nhận định 2
- Nhận định 3
- Đáp án Nhận định 3
- Nhận định 4.
- Đáp án Nhận định 4
- Xem thêm:
- Câu 3: 3 điểm – Bài tập
- Câu hỏi 1
- Đáp án Câu hỏi 1
- Câu hỏi 2
- Đáp án câu hỏi 2
- Câu hỏi 3
- Đáp án câu hỏi 3
- Kết luận:
Lớp: 8AB2
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Câu 1: 3 điểm – Câu hỏi lý thuyết
Câu hỏi
So sánh bị hại với nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự?
Đáp án
Giống nhau:
Đều là những chủ thể bị thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại do tội phạm gây ra.
Chủ thể của bị hại và nguyên đơn dân sự có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Khác nhau:
Về cơ sở pháp lý
Bị hại: Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Nguyên đơn dân sự: Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Về Khái niệm
Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Về loại thiệt hại
Bị hại có thể bị thiệt hại về: Thể chất, tinh thần, vật chất, uy tín
Nguyên đơn dân sự có thể bị thiệt hại về: Vật chất
Về tính chất thiệt hại
Bị hại: Mang tính trực tiếp. Nhưng có thể chưa có thiệt hại trên thực tế xảy ra (do tội phạm mới chỉ đe dọa gây thiệt hại)
Nguyên đơn dân sự: Mang tính kéo theo. Đã có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Về việc giải quyết trong vụ án hình sự
Bị hại: Phải giải quyết trong vụ án hình sự ngay cả khi không có yêu cầu.
Nguyên đơn dân sự: Chỉ khi nguyên đơn có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Về quyền và nghĩa vụ:
Bị hại: Khoản 2, Khoản 4 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Nguyên đơn dân sự: Khoản 2, khoản 3 Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Câu 2: 4 điểm – Xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
Nhận định 1
1 – Bào chữa chỉ định có thể được áp dụng cho người chưa bị khởi tố về hình sự.
Đáp án Nhận định 1
Nhận định Đúng.
Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc Giải thích từ ngữ thì Người bị buộc tội gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong đó, người bị tạm giữ chưa bị khởi tố về hình sự.
Mà căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc Chỉ định người bào chữa thì Người bị buộc tội (người bị tạm giữ) có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa nếu bản thân người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ (Bào chữa chỉ định).
Do đó, Bào chữa chỉ định có thể được áp dụng cho người chưa bị khởi tố về hình sự (người bị tạm giữ).
Căn cứ pháp lý: điểm đ, khoản 1, Điều 4 và điểm b, khoản 1, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Nhận định 2
2 – Những người quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015 có quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn.
Đáp án Nhận định 2
Các biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bao gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Những người quy định tại khoản 1, Điều 113 BLTTHS năm 2015 bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án.
Theo đó, với mỗi cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau có thể có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhau. Tuy nhiên, không phải người quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015 đều có quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn. Ví dụ: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp. (khoản 2, Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 110; khoản 1, Điều 113 và Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Nhận định 3
3 – VKS chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố.
Đáp án Nhận định 3
Nhận định Sai.
Giải thích:
Viện kiểm sát không chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố mà còn thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm (giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm), thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử.
Căn cứ pháp lý: Điều 159; Điều 161; Điều 165; Điều 266 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Nhận định 4.
4 – Trong mọi trường hợp, bị cáo không được trực tiếp đặt câu hỏi với người TGTT khác tại phiên tòa.
Đáp án Nhận định 4
Giải thích: Căn cứ theo quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quyền của bị cáo thì Bị cáo có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý. Do đó, không phải trong mọi trường hợp, bị cáo không được trực tiếp đặt câu hỏi với người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa mà bị cáo có thể được trực tiếp đặt câu hỏi với người tham gia tố tụng khác nếu được chủ tọa đồng ý.
Căn cứ pháp lý: điểm i, khoản 2, Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Xem thêm:
- Đề thi môn Luật Tố tụng Hình sự CÓ ĐÁP ÁN khóa 41
- Đề thi có đáp án môn Luật Tố tụng hình sự năm 2018
- Đề thi có đáp án Luật Tố tụng hình sự thầy Lê Huỳnh Tấn Duy
- Đề thi môn Luật Tố tụng hình sự thầy Lê Huỳnh Tấn Duy
Câu 3: 3 điểm – Bài tập
A và B thực hiện hành vi giết 04 người tại tỉnh N. Vụ án do cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố và điều tra. Bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố được gửi đến VKS có thẩm quyền.
Câu hỏi 1
1 –VKS cấp cao có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B không? VKS cấp nào có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa?
Đáp án Câu hỏi 1
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao không có thẩm quyền quyết định việc truy tố đối với bị can A, B.
Bởi vì:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 41 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao. Tuy nhiên vụ án trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân địa phương (cấp tỉnh) nên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao không có thẩm quyền quyết định việc truy tố đối với A và B trong vụ án này.
Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 268, Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về Thẩm quyền xét xử của Tòa án thì hành vi của A và B phạm tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 nên Thẩm quyền xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh N.
Căn cứ pháp lý: điểm c, khoản 1, Điều 268; Điều 269 và khoản 1, Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (tỉnh N) có trách nhiệm thực hành quyền công tố tại phiên tòa
Bởi vì:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về Thẩm quyền truy tố thì Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án. Do đó, Thẩm quyền truy tố của vụ án trên thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh N.
Căn cứ pháp lý: điểm c, khoản 1, Điều 268; Điều 269 và khoản 1, Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Câu hỏi 2
2 –VKS phát hiện A là người chưa thành niên nhưng CQĐT đã không chỉ định người bào chữa cho A trong giai đoạn điều tra. VKS giải quyết như thế nào?
Đáp án câu hỏi 2
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc chỉ định người bào chữa thì trường hợp Viện kiếm sát phát hiện A là người chưa thành niên nhưng cơ quan điều tra đã không chỉ định người bào chữa cho A trong giai đoạn điều tra thì Viện kiểm sát phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa gồm:
Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Căn cứ pháp lý: Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Câu hỏi 3
3 – Khi đang xem xét quyết định việc truy tố thì B bỏ trốn. VKS sẽ giải quyết như thế nào?
Đáp án câu hỏi 3
Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 247 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố thì Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án và phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Căn cứ đoạn 2, khoản 2, Điều 247 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can. Trong trường hợp này, việc B bỏ trốn không ảnh hưởng, không liên quan đến A.
Căn cứ khoản 2, Điều 242 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về về việc nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bỏ trốn.
Kết luận:
Khi đang xem xét quyết định việc truy tố thì B bỏ trốn. Viện kiểm sát sẽ yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã đối với B. Sau khi Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã đối với B thì Viện kiểm sát ra quyết định Tạm đình chỉ vụ án đối với bị can B rồi ra quyết định Tách vụ án hình sự để tiếp tục giải quyết “phần” vụ án hình sự đối với bị can A.
Căn cứ pháp lý: Căn cứ điểm b, khoản 1, và đoạn 2, khoản 2, Điều 247 và khoản 2, Điều 242 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Mở rộng thêm: Nếu sau này bị can B bị bắt theo lệnh truy nã, thì Cơ quan điều tra sẽ ra Quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự và tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử bị can B theo quy định của pháp luật.
Hết
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi Luật Tố tụng hình sự lớp CLC39D
Đáp án tham khảo ở đâu z ạ ?
Bên mình đang cập nhật bạn nhé! Cảm ơn bạn đã phản hồi!
ad ơi, vẫn chưa có đáp án ạ?!!
Đáp án đang cập nhật nha! Tại đề của trường này không công bố đáp án chính thức!
Đang đợi các bạn CTV giải để đăng lên nè. hehee
E muốn làm CTV thì có được k admin ơi ??? ĐĂng ký như nào v ạ?
Có được nhé bạn! Bạn có thể liên hệ dethiluat@gmail.com
Đáp án đâu ad ơiiiii
Bạn phải là thành viên VIP mới xem được đáp án bạn nha!
Mọi thắc mắc liên quan đến đáp án đề thi này vui lòng để lại bình luận!
Nếu bạn muốn xem đáp án vui lòng đăng nhập!
Xin cảm ơn!
E cũng muốn xin đáp án!
Chào Trần Hoàng Sơn, đáp án bên mình đang cập nhật bạn nhé!