Dưới đây là Đề thi môn Luật Hàng hải lớp Chất lượng cao 38C ngày 22/12/2016 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÀNG HẢI
Thời gian làm bài 120 phút
Sinh viên được tự do sử dụng tài liệu
Câu 1: Nghĩa vụ và các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển theo Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015?
Câu 2: hãy giải quyết vụ tranh chấp sau đây:
MẤT HÀNG
ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRÁCH VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM TRONG B/L
Nguyên đơn: PT Soolee Metalindo Petkasa
Bị đơn: Synergy Shipping Pte.Ltd
Vấn đề được đề cập:
- Điều khoản miễn trách
- Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển.
Diễn biến sự việc:
Bị đơn ký hợp đồng, nhận vận chuyển cho Nguyên đơn 1300MT thép thanh từ Singapore về Batam (Indonesia). Hàng được vận chuyển trên boong sà lan Limin XIX do bên thứ ba là Freighter Services là chủ sở hữu. Sà làn Limin XIX do tàu kéo Fajar Putra kéo. Tàu rời Singapore vào lúc 17:50hrs ngày 21/3/2005.
Nguyên đơn khởi kiện đòi bị đơn bồi thường vì mất hàng và Bị đơn đòi bên thứ ba (Freighter Services) – người vận chuyển thực tế bồi thường lại cho mình. Hàng được vận chuyển theo B/L do Bị đơn cấp. Trên B/L cả mặt trước và mặt sau đều ghi: “Chở trên boong, người gửi hàng chịu mọi rủi ro’ (Ship on deck at shipper’s risk).
Mặt sau B/L có Điều 9 (c) loại trừ trách nhiệm về bất kỳ sự mất mát, hư hỏng hoặc chi phí liên quan tới hàng trên boong dù xảy ra như thế nào và dù do sơ suất tàu không đủ khả năng đi biển hoặc vì lý do nào khác” (liability for any loss, damage or expense connected with deck cargo howsoever caused anh whether due to negligence, unseaworthiness or otherwise).
Cả hai mặt B/L đều có Điều 64 (c) quy định giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển là 100 Euro/kiện. Tuy nhiên Nguyên đơn chưa bao giờ nhận được hoặc nhìn thấy một B/L chính (original B/L); thực tế là Bị đơn giữ các bản B/L chính và gửi cho đại lý của Nguyên đơn một bản copy B/L.
Mặt sau của copy B/L bỏ trống, do vậy Nguyên đơn không thấy Điều 9 (c).
Thông tin bổ sung:
Vào lúc khởi hành từ Singapore, sà lan Limin XIX không đủ khả năng đi biển, cấu trúc của sà lan rất kém, nhiều bộ phận đã bị ăn mòn nghiêm trọng.
Theo sự phân tích kỹ thuật của giám định, hàng hóa bị tổn thất do sà lan Limin XIX không đủ khả năng đi biển.
GV ra đề: ThS Vũ Xuân Phong
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi pháp luật hàng hải và vận tải hàng hóa quốc tế CLC38B