Dưới đây là Đề thi môn Logic học lớp Chất lượng cao 38B trường ĐH Luật TPHCM, ra thi năm 2016 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Đề thi môn Logic học
Lớp: CLC38B
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên KHÔNG được sử dụng tài liệu khi làm bài thi)
1 – Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng mượn tài sản cũng là sự thỏa thuận giữa các bên. Vậy, thực chất, hợp đồng mượn tài sản cũng là hợp đồng dịch vụ. Suy luận này:
A – Sai do T ở TĐ không chu diên nhưng ở KL chu diên
B – Sai do có 4 hạn từ
C – Cả A và B đều sai
2 – Hội đồng xét xử bất ngờ hỏi bị cáo: Trong thời gian tạm giam, tạm giữ các cán bộ điều tra đối xử với bị cáo như thế nào?. Sức khỏe của bị cáo có tốt không?. Bị cáo trả lời: “Thưa HĐXX, tốt ạ! Sau đó HĐXX dùng câu trả lời này để khẳng định rằng, bị cáo đã thừa nhận các cán bộ điều tra đã đối xử tốt với bị cáo. Đây là:
A – Ngụy biện “nhân quả sai”
B – A và C đều sai
C – Ngụy biện “dựa vào tư cách cá nhân”
3 – Việc áp dụng tiền lệ pháp về bản chất là dựa vào luật
A – Cấm mâu thuẫn
B – Đồng nhất
C – A, B đều sai
4 – “Phương pháp SL logic để chuyển tri thức đã biết về một đối tượng riêng lẻ này sang một đối tượng riêng lẻ khác” được gọi là SL:
A – Quy nạp hoàn toàn
B – Quy nạp khoa học
C – Tương tự
5 – Đại diện VKS tranh luận với Luật sư: Theo nhận định, chỉ có người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) mới là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em. Mà thân chủ của luật sư đã là 19 tuổi, điều này là không còn nghi ngờ gì nữa vì giấy khai sinh đã thể hiện rõ. Do vậy, rõ ràng, thân chủ của luật sư chắc chắn phải là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em. SL này:
A – Đúng
B – Sai vì tiểu TĐ phủ định tiền từ
C – Sai vì tiểu TĐ khẳng định hậu từ
6 – “Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một thời gian và một mối quan hệ thì không thể đồng thời đúng và không thể đồng thời sai” là phát biểu của luật:
A – Cấm mâu thuẫn
B – Lý do đầy đủ
C – A và B đều sai
7 – Có diễn giả lập luận: “Nếu chúng ta thừa nhận tư tưởng sau đây của Mác và A.Ghen: “Chỉ có với nền sản xuất công nghiệp lớn mới xóa bỏ được sở hữu tư nhân” là đúng thì với nước ta hiện nay, tôi khẳng định rằng chúng ta không thể không xóa bỏ được sở hữu tư nhân vì nước ta lúc này không thể nói là không có nền sản xuất công nghiệp lớn. SL này:
A – Đúng
B – Sai do KL phủ định hậu từ
C – Sai do tiểu tiền đề khẳng định hậu từ
8 – Điều kiện quyết định tính chất của chế độ xã hội là hoàn cảnh địa lý hoặc là sự phát triển dân số hoặc là phương thức sản xuất của cải vật chất. Lịch sử đã chỉ ra rằng không phải hoàn cảnh địa lý, cũng không phải sự phát triển dân số là điều kiện quyết định tính chất của chế độ XH. Do đó, phương thức sản xuất của cải vật chất là điều kiện quyết định tính chất của chế độ XH. SL này là:
A – Sai do đây là TĐL hình thức khẳng định nhưng đại TĐ lại là PĐ lựa chọn tương đối
B – Đúng
C – Sai do đây là TĐL hình thức phủ định nhưng đại TĐ lại là PĐ lựa chọn tương đối.
9 – Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi luật định. Vậy người đạt độ tuổi luật định là chủ thể của tội phạm. Suy luận này:
A – Sai do T không chu diên ở TĐ nhưng KL chu diên
B – Sai do M hai lần không chu diên
C – Sai do có 4 hạn từ
10 – Trong một phiên tòa, luật sư (LS) A sau khi viện dẫn các quy định của PL, các chứng cứ,… đã hùng hồn nói: Với các lẽ trên, tôi khẳng định rằng, thân chủ của tôi hoàn toàn không có tội”. Khi ông A chuẩn bị ngồi xuống, Chủ tọa phiên tòa lập tức hỏi: “LS có xin giảm hình phạt cho thân chủ của ông không?”. Ông A lập tức trả lời: “Thưa Chủ tọa, có chứ ạ!”. LS đã vi phạm:
A – Yêu cầu 2 của Luật cấm mâu thuẫn
B – Yêu cầu 2 của Luật đồng nhất
C – Yêu cầu 2 của Luật lý do đầy đủ
11 – Mọi chánh án đều là thẩm phán. Ông Nguyễn Văn Hiện là chánh án (TANDTC). Vậy chắc chắn ông Nguyễn Văn Hiện là thẩm phán. KL trong SL này sai là do:
A – Đúng quy tắc logic nhưng lại có TĐ sai
B – Sai quy tắc logic
C – Vừa sai quy tắc logic vừa có TĐ sai
12 – Có định nghĩa: “lề đường là phần đất và không gian được giới hạn bởi lòng đường với các công trình xây dựng hợp pháp và lòng đường là phần đất và không gian nằm giữa hai lề đường”. Về hình thức, định nghĩa này:
A – Đúng
B – Sai do định nghĩa không cân đối
C – Sai
13 – Muốn bác bỏ một mệnh đề, triệt tiêu nhất nên:
A – CM lập luận đến mệnh đề đó sai
B – CM mệnh đề đó sai
C – CM mệnh đề đó dựa trên các căn cứ không xác thực
14 – Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra nếu đã hết thời hạn điều tra mà không CM được bị can đã thực hiện tội phạm. Được biết, trong vụ án Lê Bá M, Cơ quan điều tra đã phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Vậy điều này chứng tỏ, đã hết thời hạn điều tra mà không CM được bị can đã thực hiện tội phạm. SL này:
A – Sai vì Tiểu TĐ phủ định tiền từ
B – Sai vì Tiểu TĐ khẳng định hậu từ
C – Đúng
15 – Trong một bài viết của Scott Lindlaw thuộc hãng phim AP (Mỹ) về các vụ kiện đòi bồi thường cho nạn nhân chất độc màu da cam, có đoạn: Trong khi Tòa án Mỹ liên tục không chấp nhận vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam thì tại Mỹ, những nạn nhân như các nạn nhân Việt Nam lại thắng kiện. Thật là lạ lùng khi họ chỉ bồi thường cho những người lính Mỹ mà không bồi thường cho đông đảo nạn nhân Việt Nam. Phải chăng chỉ có người Mỹ mới là người, còn người Việt Nam không phải là người?! Đoạn trên là biểu hiện cụ thể tinh thần của:
A – Yêu cầu 2 Luật đồng nhất
B – Yêu cầu 4 Luật đồng nhất
C – Yêu cầu 2 Luật cấm mâu thuẫn
16 – Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền. Được biết, hợp đồng được ký kết giữa công ty A và công ty B bị Tòa án tuyên vô hiệu toàn bộ. Vậy, chắc chắn hợp đồng giữa công ty A và công ty B đã được ký kết bởi những người không đúng thẩm quyền. SL này:
A – Sai vì KL khẳng định tiền từ
B – Sai vì tiểu TĐ khẳng định hậu từ
C – A và B đều đúng
17 – Luật định: Không được quyền hưởng di sản nếu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Biết rằng, ông Hoàn không được quyền hưởng di sản. Do đó, chắc ông Hoàn đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Suy luận này:
A – Sai vì tiểu TĐ phủ định tiền từ
B – Sai vì tiểu TĐ khẳng định hậu từ
C – Đúng
18 – Trong một vụ tham ô, vì không tìm được chứng cứ, khó KL, nên điều tra viên viết KL điều tra: “Điều tra không có chứng cứ, sự việc này có nguyên nhân”. Nhưng do nhận hối lộ nên khi báo cáo lên cấp trên, tổ trưởng tổ điều tra nói: “Sự việc này có nguyên nhân, điều tra không có chứng cứ”. Vậy tổ trưởng đã vi phạm luật:
A – Cấm mâu thuẫn
B – Đồng nhất
C – Lý do đầy đủ
19 – SL mà trong đó KL về một dấu hiệu chung P nào đó cho toàn nhóm đối tượng S nào đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu toàn bộ đối tượng thuộc nhóm S, khi các đối tượng được nghiên cứu không có đối tượng nào không có dấu hiệu P được gọi là SL:
A – Quy nạp hoàn toàn
B – Quy nạp khoa học
C – Quy nạp
20 – CM phản chứng và bác bỏ gián tiếp luận đề là:
A – Giống nhau vì thực chất chúng đều là phép CM
B – Khác nhau vì CM phản chứng là đưa ra phản đề và chỉ ra rằng phản đề đúng để từ đó đi đến thừa nhận chính đề sai, còn bác bỏ gián tiếp luận đề là đưa ra phản đề và chỉ ra phản đề là sai để đi đến thừa nhận chính đề đúng
C – A và B đều sai
21 – Hỏi cung là hoạt động điều tra. Hỏi cung là nhằm thu thập chứng cứ. Vậy, hoạt động điều tra là nhằm thu thập chứng cứ. SL này:
A – Sai do Đ ở TĐ không chu diên nhưng KL chu diên
B – Đúng
C – Sai do T ở TĐ không chu diên nhưng KL chu diên
22 – Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng miễn thuế vào Mỹ lẽ ra là câu: “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation (các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) nhưng người ta đánh dấu nối bằng dấu phẩy, thành ra: “Tropical fruit, plants for the purpose of propagation” (Trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống) thế là toàn bộ trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ. Và nước Mỹ đã mất khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được. Sự cố này là vi phạm:
A – Yêu cầu 1 Luật đồng nhất
B – Yêu cầu 2 Luật đồng nhất
C – Yêu cầu 4 Luật đồng nhất
23 – Điều kiện đủ để có KL đúng trong SL diễn dịch
A – Có TĐ đúng
B – SL hợp logic
C – A và B đều sai
24 – Nhà nước không thi hành án tử hình nếu bị án là phụ nữ đang mang thai. Được biết, bị án (cô Loan) là không đang có thai. Vậy, chắc chắn Nhà nước không thi hành án tử hình. SL này:
A – Đúng
B – Sai vì tiểu TĐ khẳng định hậu từ
C – Sai vì tiểu TĐ phủ định hậu từ
25 – Ngày 02/7/2001 anh A và chị B ra UB phường đăng ký kết hôn. Cán bộ tư pháp nói: Luật HN và GĐ năm 1986 quy định “cấm kết hôn giữa những người đang mắc bệnh hoa liễu”. Mà tôi biết, cô B thì đang mắc bệnh hoa liễu. Vì vậy, tôi không thể cho anh chị kết hôn được đâu nhé! Về chữa bệnh đi đã, khi nào hết bệnh thì đến đăng ký kết hôn. (Biết rằng Luật HNGĐ năm 1986 đã được thay thế bởi Luật HNGĐ mới, có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 và trong luật mới này, quy định “cấm kết hôn giữa những người đang mắc bệnh hoa liễu” đã bị bãi bỏ). Phát biểu trên là vi phạm luật:
A – Cấm mâu thuẫn
B – Lý do đầy đủ
C – Đồng nhất
26 – Tội phạm đều là hành vi có lỗi. Hành vi có lỗi không là phòng vệ chính đáng. Vậy, phòng vệ chính đáng không là tội phạm. SL này:
A – Đúng
B – Sai do M cả hai lần không chu diên
C – Sai do Đ ở TĐ không chu diên nhưng KL chu diên
27 – Tù chung thân là hình phạt. Tù chung thân là biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Vậy, biện pháp cưỡng chế của nhà nước là hình phạt. SL này:
A – Sai do T ở TĐ không chu diên nhưng T ở KL chu diên
B – Sai do T ở TĐ chu diên nhưng T ở KL không chu diên
C – Sai do Đ không chu diên ở TĐ nhưng chu diên ở KL
28 – Ông X khẳng định: Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm. Ông Y không đồng ý và cho rằng: Không phải mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm. Nghĩa là, có một số hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không là tội phạm. Từ đây, ông Y tổ chức cho phép CM và CM được rằng ý kiến của mình là đúng, do đó buộc ông X thừa nhận khẳng định của mình là sai. Thao tác của ông Y là:
A – Chứng minh phản chứng
B – Bác bỏ trực tiếp
C – Bác bỏ gián tiếp
29 – Người chưa đủ 06 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Người này mất năng lực hành vi dân sự. Vậy, người này là người chưa đủ 06 tuổi. Suy luật này:
A – Sai vì Đ ở TĐ không chu diên nhưng KL chu diên
B – Sai vì M 2 lần không chu diên
C – A và B đều sai
30 – SL nào sau đây là sai?
A – [(a v b) –a] -> b
B – [(a v1 b) a] -> – b
C – [(a ->b)-b] -> -a
Giảng viên ra đề: ThS Lê Duy Ninh
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi mới cập nhật môn Logic học.