Đề thi môn Chủ thể kinh doanh và phá sản năm 2017 HCMULAW lớp Hình sự 39b trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu hỏi nhận định đúng sai (7 điểm)
Mục Lục:
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
Nhận định 1
Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Xem thêm:
- 31/12/2016 – Đề thi năm 2016 môn Chủ thể kinh doanh và phá sản lớp Quản trị kinh doanh khóa 40
- 17/12/2016 – Đề thi năm 2016 môn Chủ thể kinh doanh và phá sản lớp Thương mại khóa 40
- 10/11/2016 – Đề thi năm 2016 môn Chủ thể kinh doanh và phá sản lớp Dân sự khóa 39
Nhận định 2
Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã góp đới với các nghĩa vụ tài chính của công ty.
Nhận định 3
Số thành viên độc lập phải bằng ít nhất 20% tổng số thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần.
Nhận định 4
Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nhận định 5
Hợp đồng có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty cổ phần phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Nhận định 6
Thời gian để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Nhận định 7
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ biểu quyết tán thành.
Câu hỏi bài tập tình huống (3 điểm)
Công ty cổ phần VT được thành lập ngày 19/8/2002. Cổ đông sáng lập gồm 7 người là ông Khuê, bà Ngấn và các ông bà Long, Chiến, Minh, Cúc, Nhường. Người đại diện theo pháp luật là ông Khuê, chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc công ty.
Ngày 19/8/2005, ông Khuê có đơn gửi HĐQT xin nghỉ việc. Rút khỏi vị trí Giám đốc và đề nghị HĐQT bổ nhiệm Giám đốc mới để điều hành và làm người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Ngày 27/8/2005, HĐQT đã họp để bàn về việc thay đổi Giám đốc nhưng chưa ra quyết định chính thức.
Ngày 01/9/2005, bốn trong bảy thành viên HĐQT gồm các ông bà: bà Ngấn, Nhường, Cúc, Chiến đã tự họp bầu bà Ngấn làm Giám đốc Công ty và đã ký biên bản bàn giao con dấu, tài liệu cho bà Ngấn.
Thông tin bổ sung:
Trong GCN đăng ký kinh doanh của Công ty, ông Khuê vẫn là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc.
Theo ông Khuê thì do bà Ngấn có nhiều hành vi vi phạm pháp luật và Điều lệ Công ty, gây thiệt hại cho Công ty. Nên ngày 9/11/2007, ông Khuê khởi kiện bà Ngấn. Yêu cầu Tòa án xác định xác định ông vẫn là người đại diện theo pháp luật của Công ty, buộc bà Ngấn phải trả lại con dấu cho ông quản lý sử dụng.
Bà Ngấn không chấp nhận các yêu cầu này, cho rằng bà là Giám đốc hợp pháp, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, đồng thời đến nay, HĐQT Công ty đã hết nhiệm kỳ, bản thân ông Khuê có nhiều sai phạm nghiêm trọng, từ bỏ vai trò quản lý Công ty cần phải bị bãi nhiệm.
Xem thêm:
Giả sử
Giả sử rằng tranh chấp trong vụ việc nêu trên xảy ra sau ngày Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực. Anh chị hãy cho biết quan điểm của ông Khuê có phù hợp có quy định của pháp luật doanh nghiệp hay không?. Vì sao?.
Giảng viên ra đề: Từ Thanh Thảo
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Tải bài viết?
abcxyz