Dưới đây là Đề thi Luật Lao động có đáp án lớp Chất lượng cao 38B năm 2014 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Đề thi Luật Lao động có đáp án
Lớp: Chất lượng cao 38B
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1: (5 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý?
1 – Luật Lao động không điều chỉnh quan hệ giữa tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở và người sử dụng lao động.
2 – Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tham gia vào mọi quan hệ lao động cá nhân được xác lập và thực hiện tại Việt Nam.
3 – Trong một ngày, người lao động chỉ được làm việc tối đa là 10 tiếng.
4 – Người lao động làm công việc độc hại thì phải được trả phụ cấp độc hại.
5 – Hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Câu 2: Bài tập (5 điểm)
Ngày 01/09/2012 ông Trần Bảo bắt đầu làm việc tại Khách sạn ĐK theo hợp đồng lao động số 434/2012 với thời hạn 13 tháng kể từ ngày 01/09/2012 đến ngày 30/09/2013. Sau khi hợp đồng này hết hạn, ông Bảo và khách sạn ký tiếp hợp đồng không xác định thời hạn số 434/2013. Ngày 14/02/2014, ông Bảo được bổ nhiệm là Trưởng bộ phận lễ tân.
Ngày 12/02/2015, Ban giám đốc triển khai công tác phục vụ kinh doanh Tết. Do ngày 14/02/2015 là ngày lễ tình nhân trùng vào ngày 01 tết âm lịch, nên Giám đốc yêu cầu ban giám đốc và các trưởng phòng phải đi làm đầy đủ. Tất cả đều đồng ý, riêng ông Bảo không đồng ý vì lý do việc gia đình. Giám đốc đã động viên, giải thích và không giải quyết cho ông Bảo vắng mặt. Nhưng ông Bảo đã bỏ họp, tự ý ra về không xin phép. Sau đó ông Bảo không quay lại làm việc và cũng không thông báo lý do cho Khách sạn. Bộ phận an ninh tại Khách sạn đã lập biên bản sự việc.
Ngày 15/03/2015 Khách sạn ĐK có mời ông Bảo đến để giải quyết thủ tục nghỉ việc. Tại buổi làm việc này, hai bên chỉ giải quyết vấn đề cho ông Bảo nghỉ việc và các vấn đề liên quan khác nhưng không lập biên bản ghi nhận sự việc. Sau buổi làm việc này, ngày 30/03/2015 ông Bảo đã nộp đơn xin nghỉ việc.
Ngày 06/04/2015, Khách sạn ĐK mời ông Bảo đến để giải quyết đơn xin nghỉ việc của ông Bảo. Lần mời này ông Bảo không đến nhưng Khách sạn ĐK cũng không lập biên bản ghi nhận ông Bảo vắng mặt.
Ngày 12/04/2015 Khách sạn có mời ông Bảo đến để xem xét kỷ luật ông Bảo về hành vi tự ý bỏ việc. Ông Bảo có đến theo giấy mời nhưng các bên không lập biên bản. Tại buổi làm việc này Khách sạn ĐK chỉ yêu cầu ông Bảo nghỉ việc thì trả lại cho Khách sạn các khoản tiền còn thiếu là tiền tạm ứng làm thẻ visa và tiền chi phí đào tạo lớp học CEP, nhưng ông Bảo không đồng ý trả các khoản tiền này nên sự việc chưa được giải quyết.
Ngày 18/05/2015, Khách sạn tiếp tục gửi giấy mời ông Bảo đến tham dự phiên họp xử lý kỷ luật vào ngày 24/06/2015. Lần này ông Bảo vắng mặt nên Khách sạn đã tiến hành xử lý kỷ luật vắng mặt ông Bảo. Tại phiên họp, Giám đốc khách sạn đã ra Quyết định số 167/2015/QĐKL-ĐK về việc thi hành kỷ luật lao động đối với ông Bảo với hình thức sa thải vì ông Bảo tự ý bỏ việc quá 05 ngày cộng dồn trong một tháng.
Hỏi:
A – Quyết định bổ nhiệm ông Bảo làm trưởng bộ phận lễ tân có đúng quy định của pháp luật không? Tại sao?
B – Việc Khách sạn yêu cầu ông Bảo đi làm vào ngày 14/02/2015 (mùng 1 tết âm lịch), ông Bảo có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh này không? Tại sao?
C – Việc xử lý kỷ luật của Khách sạn đối với ông Bảo là đúng hay sai? Hậu quả của Quyết định kỷ luật này được giải quyết như thế nào?
D – Nếu không đồng ý với quyết định sai thải, ông Bảo có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức nào giải quyết tranh chấp trên?./.
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi có lời giải môn Luật Lao động lớp Chất lượng cao 38A