Đề thi luật hình sự phần các tội phạm
Mục Lục:
- Đề thi luật hình sự phần các tội phạm
- I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
- II – Bài tập
- Bài tập 1:
- Bài tập 2:
- Đáp án tham khảo luật hình sự phần các tội phạm
- I – Giải đáp các nhận định đúng sai
- 1 – Nhận định sai.
- 2 – Nhận định sai.
- 3 – Nhận định sai.
- 4 – Nhận định sai.
- II – Giải bài tập tình huống
- Bài tập 1:
- Bài tập 2:
Lớp thương mại 39
Thời gian làm bài 90 phút
Được sử dụng Bộ luật hình sự
I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
1 – Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS)
2 – Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS)
3 – Mọi trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS)
4 – Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS)
II – Bài tập
Bài tập 1:
A là bảo vệ của một công ty khai thác đá. Biết trong công ty có một lượng lớn thuốc nổ dùng để phá đá. A đã lấy trọng khoảng 15kg thuốc nổ rồi đem bán cho B là một ngư dân để B đánh bắt cá.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?
Bài tập 2:
Chính phủ trợ cấp cho tỉnh P 4,5 tỷ đồng mua giống cây trồng để viện trợ cho đồng bào bị thiên tai và tỉnh P đã giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh P quản lý số tiền trên.
A là giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn O đã ký hợp đồng với V là Giám đốc công ty TNHH chuyên kinh doanh giống cây trồng. A bàn với B là mua cây giống với giá rẻ sau đó kê khống với giá cao hơn để hưởng chênh lệch. Trong vụ việc này A và B đã chiếm đoạt được 1,1 tỷ đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ này và giải thích tại sao?
Nguồn: Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đáp án tham khảo luật hình sự phần các tội phạm
I – Giải đáp các nhận định đúng sai
1 – Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015,ta thấy: Giết người là hành vi cố ý tước đoạt một cách trái pháp luật tính mạng của người khác. Trong đó, hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi cố ý tác động đến thân thể của người khác chứa đựng khả năng gây chết người.
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tác động đến thân thể của người khác chứa đựng khả năng tước đoạt tính mạng của người đó, một cách bất hợp pháp.
Trong ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi là tước đoạt tính mạng của người khác, mặc dù thực tế chưa gây ra hậu quả chết người vẫn cấu thành tội giết người (chưa đạt). Hậu quả chết người có ý nghĩa xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.
Do vậy, không phải mọi hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS)
Cơ sở pháp lý: Điều 123 BLHS 2015
2 – Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 BLHS 2015, ta thấy: Đối tượng tác động của của hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới trong Tội buôn lậu là hàng hóa, tiền tệ, đá quý, di tích lịch sử, hàng cấm,… trừ các hàng cấm là đối tượng của các tội phạm quy định tại Chương XX: các tội phạm về ma túy, Chương XXI: các tội liên quan đến trật tự công cộng như Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305),…
Nói cách khác, nếu hành vi buôn bán trái phép hàng cấm là thuốc nổ hoặc ma túy có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới không cấu thành tội buôn lậu mà cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép vật liệu nổ.
Do vậy, không phải mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS)
Cơ sở pháp lý: Điều 188, 305 BLHS 2015
3 – Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 178 BLHS 2015, ta thấy: Xét về đối tượng tác động của Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS) thì đối tượng tác động của tội này là tài sản hữu hình, không phải có tầm quan trọng đến an ninh quốc gia.
Bởi vì, nếu hủy hoại các tài sản có tầm quan trọng về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội (ví dụ: như cầu đường, bến cảng, sân bay,…) thì không cấu thành tội hủy hoại tài sản mà cấu thành Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114).
Hoặc xét về mặt chủ quan của tội hủy hoại tài sản thì động cơ và mục đích phạm tội không là dấu hiệu định tội. Tuy nhiên, nếu động cơ hủy hoại tài sản là nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì KHÔNG cấu thành tội hủy hoại tài sản mà bị xử lý về các tội phạm về xâm phạm an ninh quốc gia.
Do vậy, không phải mọi trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS)
Cơ sở pháp lý: Điều 114, 178 BLHS 2015
4 – Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 329 BLHS 2015, ta thấy: Xét về khách thể của tội Tội mua dâm người dưới 18 tuổi thì người bán dâm phải là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Nếu trường hợp người bán dâm dưới 13 tuổi thì người mua dâm KHÔNG phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi mà cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS 2015).
Hoặc trường hợp người mua dâm dùng thủ đoạn đe dọa, uy hiếp buộc người bán dâm phải giao cấu với mình thì hành vi mua dâm cấu thành các tội về hiếp dâm (tội hiếp dâm hoặc hiếp dâm người dưới 16 tuổi).
Do vậy, không phải mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS)
Cơ sở pháp lý: Điều 142, 329 BLHS 2015
II – Giải bài tập tình huống
Bài tập 1:
Hành vi của A cấu thành tội chiếm đoạt và mua bán trái phép vật liệu nổ (Điều 305 BLHS 2015). Trong đó, dấu hiệu pháp lý của hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ như sau:
Khách thể:
Hành vi của A xâm phạm đến an toàn của xã hội, xâm hại đến an ninh quốc gia.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan:
Đối với tội chiếm đoạt vật liệu nổ: Hành vi của A là hành vi lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt vật liệu nổ. Bởi vì mặc dù A không được giao quản lý trực tiếp đối với thuốc nổ của công ty. Nhưng A là bảo vệ, là người có trách nhiệm trông coi, bảo vệ toàn bộ tài sản của công ty. Nên được xem là người được giao tài sản (vật liệu nổ) một cách ngay tình, hợp pháp.
Đối với tội mua bán vật liệu nổ: Hành vi của A là hành vi mua bán trái phép hàng cấm là vật liệu nổ.
Đối tượng tác động của cả hai tội danh đều là: Thuốc nổ – vật liệu nổ
Tội phạm có cấu thành hình thức. Do đó, lượng thuốc nổ (15kg) không có ý nghĩa định tội mà chỉ có ý nghĩa định khung hình phạt.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp: A biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
Chủ thể:
A là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
—————-
Nói thêm ngoài đề: B phạm tội mua bán vật liệu nổ.
Bài tập 2:
Hành vi của A cấu thành tội Tham ô.
A
Đối với bào tập 1 ở bài tập tình huống hành vi của A xâm phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản của công ty. Với lỗi cố ý trực tiếp