Dưới đây là Đề thi lần 1 môn Luật Hình sự 1 – Phần chung lớp CLC 39C trường ĐH Luật TPHCM do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Đề thi lần 1 môn Luật Hình sự 1 – Phần chung
Lớp: Chất lượng cao 39C
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)
I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (3 điểm)
1 – Cùng mục đích là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm. (1,5 điểm)
2 – Chỉ tòa án mới có quyền miễn hình phạt cho người phạm tội. (1,5 điểm)
II – Bài tập (7 điểm)
Bài tập 1: (4 điểm)
A và B là hàng xóm của nhau. Ngày 02.03.2013, vì mâu thuẫn cá nhân, sau khi xảy ra cãi vã, A đã vác con dao bầu để đuổi chém B. Thấy vậy, B bỏ chạy. Sau một hồi lâu rượt đuổi nhưng không bắt kịp B, A vứt con dao xuống vệ đường rồi đi về phía nhà mình, không đuổi chém B nữa. Về phía B, sau khi bỏ chạy, nhìn lại không thấy A nên B bắt đầu quay lại tìm A. Khi nhìn thấy A đang đi về nhà với tay không, B liền nhặt một khúc gỗ bên đường chạy từ phía sau đến đập thật mạnh vào đầu của A một cái rồi bỏ chạy. Sau đó, A được đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương tật với tỷ lệ thương tật là 85%.
Hành vi của B thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS (Biết rằng tội phạm tại Điều 93 là tội phạm có cấu thành vật chất).
Anh chị hãy xác định:
1 – Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 8 BLHS thì loại tội phạm mà B thực hiện là loại tội phạm gì? Tại sao? (1 điểm)
2 – Lỗi của B trong việc gây ra thương tích cho A? Tại sao? (1,0 điểm)
3 – Hành vi phạm tội của B được thực hiện ở giai đoạn nào? Tại sao? (1,0 điểm)
4 – Khi cầm thanh gỗ đập vào đầu của A trong tình huống trên thì B có quyền phòng về chính đáng không? Tại sao? (1 điểm)
Bài tập 2: (3 điểm)
A cùng tham gia vụ án cướp tài sản có tổ chức nên bị Tòa án xét xử theo điểm a khoản 2 Điều 133 BLHS. Trong vụ án này A tham gia vụ án với vai trò giúp sức. Trong quá trình tố tụng, mặc dù các đồng phạm khác đang chối tội nhưng A đã khai báo rõ ràng sự việc đã xảy ra. Trước khi bị bắt tạm giam, A đề nghị cha mẹ đến gặp gia đình người bị hại để đền bù thiệt hại. Gia đình A đã đền bù toàn bộ thiệt hại đã gây ra.
Hãy xác định:
1 – Có thể áp dụng điểm a khoản 1 Điều 48 BLHS để tăng nặng TNHS đối với A được không? Tại sao? (1,0 điểm)
2 – Nêu các tình tiết giảm nhẹ TNHS của A trong vụ án nêu trên. Chỉ rõ căn cứ pháp lý quy định về những tình tiết giảm nhẹ TNHS đó. (1,0 điểm)
3 – Nếu có cơ sở áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định hình phạt đối với A thì mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng cho A là bao nhiêu? Tại sao? (1 điểm)
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi 2016 môn Luật Hình sự phần chung lớp Chất lượng cao 39B