Dưới đây là Đề thi học kỳ môn Luật Sở hữu trí tuệ lớp Thương mại khóa 37 trường ĐH Luật TPHCM, ra thi năm 2015 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Đề thi học kỳ môn Luật Sở hữu trí tuệ
Lớp: Thương mại 37
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1: (6đ) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? Nêu cơ sở pháp lý?
A – Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ thì nhãn hiệu đó bị coi là không có khả năng phân biệt.
B – Khi một trong các điều kiện địa lý tạo nên chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bị thay đổi làm cho sản phẩm mất chất lượng thì Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đó bị hủy bỏ hiệu lực.
C – Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật SHTT đối với tác phẩm di cảo là suốt đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.
D – Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bị xem là mất tính mới thương mại nếu đã được tác giả khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Câu 2: (4đ)
Bà Hà (bút danh Hà Linh) là nhà báo công tác tại Thời báo kinh tế Việt Nam, phụ trách chuyên mục “Doanh nhân thế giới”. Vào năm 2003 và đầu năm 2004 bà Hà có 08 bài viết đăng trên Thời báo kinh tế Việt Nam. Cuối năm 2004, NXB Văn hóa thông tin xuất bản cuốn sách có nhan đề “Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường” của tác giả là Phan Lan biên soạn. Bà Hà phát hiện trong cuốn sách này có sử dụng 08 bài viết của mình đã đăng trên Thời báo kinh tế Việt Nam trước đó (chỉ khác là các bài viết trong cuốn sách này được thay đổi tên nhan đề, đảo thứ tự các đoạn văn và cắt bớt một số câu từ so với 08 bài viết của bà Hà) mà bà không hề hay biết. Do vậy, bà Hà đã kiện NXB Văn hóa thông tin ra Tòa án vì hành vi xâm phạm đến quyền tác giả của mình.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
A – Ai là tác giả, Chủ sở hữu của 08 bài viết đăng trên Thời báo kinh tế Việt Nam trong tình huống trên? Và 08 bài viết này có được bảo hộ quyền tác giả theo Luật SHTT Việt Nam không? Vì sao (giải thích ngắn gọn dựa trên các điều kiện bảo hộ tác phẩm)?
B – Trong tình huống trên có tồn tại hành vi xâm phạm quyền tác giả không? Nếu có thì đó là hành vi nào? Giải thích vì sao? (Nêu CSPL?)
C – Giả sử bạn là luật sư bảo vệ quyền lợi của bà Hà, hãy tư vấn các biện pháp thích hợp bà Hà có thể yêu cầu Tòa án áp dụng cho bên xâm phạm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình (Nếu bạn cho rằng có hành vi xâm phạm trong tình huống trên).
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
>> Đề tiếp theo: Đề năm 2015 Luật Sở hữu trí tuệ lớp Quản trị luật khóa 37