Đề thi học kỳ Luật Ngân hàng ngày 19/06/2016:
Đề thi học kỳ Luật Ngân hàng
Lớp: Chất lượng cao 38D
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)
I – Câu tự luận:
Tại sao nói rằng “Hệ thống Ngân hàng Việt Nam là hệ thống ngân hàng hai cấp”.
Anh chị hãy chứng minh cho nhận định này.
II – Bài tập.
Bài tập 1. Cty TNHH Ân Nam (“Công ty”) do ông Báo làm giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Cty, được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật hiện hành. Ngày 01/04/2014, Cty đã ký hợp đồng tín dụng số 04/2014 với Ngân hàng thương mại cổ phần Thiên Long (“Ngân hàng Thiên Long”), theo đó Cty vay số tiền là 2 tỷ đồng với thời hạn vay là 12 tháng, lãi suất là 10%/năm, mục đích sử dụng vốn vay là kinh doanh.
Để đảm bảo cho khoản vay trên, ông Bảo và vợ là bà Duyên (đang trong thời kỳ hôn nhân) dùng quyền sử dụng lô đất 300 m2 ở quận Gò Vấp, TP HCM, thuộc sở hữu của hai vợ chồng và được định giá là 5 tỷ VNĐ, thế chấp để đảm bảo khoản vay trên cho Cty.
A – Anh chị hãy soạn thảo các điều khoản về biện pháp bảo đảm tiền vay trong hợp đồng tín dụng số 04/2014 giữa Cty Ân Nam và Ngân hàng Thiên Long.
B – Ngày 01/12/2014 vợ chồng ông Bảo, bà Duyên đã ký hợp đồng tín dụng số 12/2014 với ngân hàng thương mại cổ phần Kiến Á (“Ngân hàng Kiến Á”), theo đó hai vợ chồng có nhu cầu vay số tiền 1.5 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng, lãi suất 9%/năm để cho con trai đi du học nước ngoài. Để đảm bảo cho khoản vay này, ông Bảo, bà Duyên dùng quyền sử dụng lô đất 300 m2 ở quận Gò Vấp, TP HCM được định giá năm tỷ (chính là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Ngân hàng Kiên Long) thế chấp ở Ngân hàng Kiến Á.
Giả sử khi khoản nợ của Cty Ân Nam theo Hợp đồng tín dụng số 04/2014 hến hạn nhưng Cty kinh doanh thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng Kiên Long; trong khi đó, khoản nợ của ông Bảo, bà Duyên theo Hợp đồng tín dụng số 12/2014 chưa đến hạn, Ngân hàng Kiên Long có được xử lý quyền sử dụng lô đất tại Quận Gò Vấp là tài sản thế chấp để thu hồi nợ hay không? Tại sao?
Bài tập 2: (5đ)
Ông A là giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Cty cổ phần B. Cty cổ phần B và ông A đều tiến hành mở tài khoản séc tại Ngân hàng thương mại cổ phần C.
Ngày 01/06/2015, Cty cổ phần B có phát sinh nghĩa vụ thanh toán số tiền 2 tỷ đồng cho công ty TNHH D.
A – Giả sử, tại thời điểm này, do tài khoản của Cty B không có đủ số dư để phát hành séc nên ông A đã ký séc của mình để thanh toán tiền cho công ty D. Ngày 08/06/2015, khi ông D xuất trình tờ séc tại ngân hàng C để yêu cầu thanh toán thì ngân hàng C từ chối thanh toán bởi lẽ ngân hàng C cho rằng: “Đây là nghĩa vụ của công ty B nên ông A phải ký séc dựa trên tài khoản của Cty B, chứ A không thể ký séc dựa trên tài khoản của cá nhân ông A”,việc từ chối thanh toán của ngân hàng C là đúng hay sai? Tại sao? (1.5đ)
B – Giả sử ông A ký phát séc, do sai sót nên ông A đã ghi số tiền bằng số là: “200.000.000 đồng: nhưng số tiền bằng chữ là: “hai tỷ đồng”. Liệu ngân hàng C có chấp nhận chi trả số tiền trên tờ séc này hay không? Tại sao? (1.5đ)
C – Giả sử trong tài khoản séc của ông A ở Ngân hàng C chỉ còn 1.5 tỷ VNĐ nhưng ông A vẫn ký tờ séc với số tiền 2 tỷ cho Cty D. Tờ séc này có giá trị không? Khi Cty D xuất trình, ngân hàng C có chấp nhận thanh toán không? Cty D phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong trường hợp này? (2đ)
GV ra đề: ThS Trần Thanh Bình
Nguồn: Thảo Nguyên sent to dethiluat.com
Đề tiếp theo: Đề thi học kỳ Luật Ngân hàng lớp Chất lượng cao 38B – ĐH Luật TPHCM