Dưới đây là Đề thi hết môn Luật Sở hữu trí tuệ lớp Thương mại 38B ngày 22/12/2016 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Lớp TM-DS-QT38B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1 – 4 điểm: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? Nêu cơ sở pháp lý?
1 – Cá nhân trực tiếp sáng tạo hoặc hỗ trợ, góp ý kiến, cung cấp tư liệu để hình thành nên một phần hoặc toàn bộ tác phẩm được xem là tác giả của tác phẩm đó.
2 – Việc đăng ký tên doanh nghiệp trong thủ tục đăng ký kinh doanh là một trong những hành vi sử dụng tên doanh nghiệp và là thủ tục bắt buộc để được bảo hộ tên thương mại.
3 – Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích kinh doanh, thương mại phải xin phép và trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
4 – Khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng của sản phẩm đó thì văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý bị hủy bỏ hiệu lực, vù không đáp ứng các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Câu 2: 6 điểm
Công ty GB kinh doanh sản phẩm bánh đậu xanh tại tỉnh Hải Dương. Vào tháng 11/2005 công ty GB được Cục SHTT cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (KDCN) cho Kiểu dáng “Hộp đựng bánh” (hộp bánh đậu xanh). Công ty MN cũng kinh doanh bánh đậu xanh tại tỉnh Hải Dương và vào tháng 11/2007 công ty này cũng được cục SHTT cấp Bằng độc quyền KDCN với kiểu dáng là “Hộp đựng bánh đậu xanh”.
Tháng 12/2009, Công ty GB phải hiện hộp bánh đậu xanh của Công ty MN đang lưu thông trên thị trường có hình dáng, mẫu mà hoàn toàn tương tự với kiểu dáng hộp bánh đậu xanh mà công ty GB đang sử dụng nên sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Cụ thể, công ty GB cho rằng hai kiểu dáng hộp bánh tương tự về các đặc điểm tạo dáng cơ bản, như hình khối (cả hai hộp bánh đều mô phỏng hình thỏi vàng dài, chữ nhật); màu sắc (toàn bộ hai hộp bánh đều sử dụng màu vàng ánh kim, chữ màu vàng đồng đậm); đường nét (tương tự nhau, bốn mặt bên là hình thang, mặt trên và mặt dưới là hình chữ nhật), kích thước (kích cỡ dài, rộng của hai hộp bánh tương tự nhưng hộp của Công ty GB dài và to hơn của công ty MN chút ít) và bố trí tương quan hình ảnh, chữ viết trên hộp bánh (mặt trên hai hộp bánh đều thể hiện tên sản phẩm “bánh đậu xanh” bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh, đều ghi dòng chữ “đặc sản Hải Dương”, chỉ khác về nhãn hiệu là “GB” và “MN”; hai mặt bên đều có bốn số “9999” để mô phỏng loại vàng).
Từ đó, Công ty GB cho rằng công ty MN có hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN được bảo hộ của mình nên đã khởi kiện lên Tòa án, yêu cầu Công ty MN chấm dứt hành vi sử dụng KDCN vi phạm, thu hồi toàn bộ sản phẩm bánh đậu xanh có KDCN vi phạm lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, công ty MN phản bác lại yêu cầu của công ty GB vì cho rằng mình cũng được bảo hộ KDCN “hộp đựng bánh” này nên không có hành vi xâm phạm đến công ty GB.
Dựa vào những thông tin trong tình huống trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1 – Hãy cho biết KDCN của hai hộp bánh đậu xanh đang tranh chấp có tương tự với nhau đến mức gây nhầm lẫn hay không? Giải thích tại sao? (Nêu cơ sở pháp lý)
2 – Giữa hai chủ thể là Công ty GB và Công ty MN đều được Cục SHTT cấp Bằng độc quyền KDCN, vậy theo bạn chủ thể nào mới là chủ thể có quyền đối với KDCN được bảo hộ theo quy định của Pháp luật SHTT? Vì sao?
3 – Giả sử bạn là luật sư tư vấn bảo vệ cho công ty GB, theo bạn thì công ty GB cần phải thực hiện các bước nào để có thể khẳng định công ty MN không được bảo hộ KDCN và có hành vi xâm phạm? Nêu và giải thích ngắn gọn các bước này?
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
>> Đề tiếp theo: Đề thi 2016 môn Luật Sở hữu trí tuệ lớp CJL 38