Dưới đây là Đề thi hết môn Luật Sở hữu trí tuệ lớp AUF Khóa 38 ngày 21/12/2016 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
ĐỀ THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Thời gian 75 phút
Lớp AUF38
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1:
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 3 điểm
1 – Một nhãn hiệu muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng.
2 – Khi một tác phẩm được định hình dưới một hình thức nhất định thì tác phẩm đó được bảo hộ.
3 – Trong thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, mọi hành vi sử dụng giống cây trồng đều bị xem là vi phạm quyền đối với giống cây tròng nếu nhưu không được sự đồng ý của chủ sở hữu.
4 – Tính mới của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là tính mới tuyệt đối.
Câu 2: 3 điểm
Ý nghĩa pháp lý của việc bảo hộ quyền đối với sáng chế trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay?
Câu 3: 3 điểm
Trả lời các câu hỏi trong tình huống sau:
Ngày 11/4/2007, ông Thái là tác giả của 2 cuốn sách Tâm Thức (tập 1) và Tài Lực (tập 2) đã ký hợp đồng với ông Tân là chủ DNTN TN, theo đó ông Tân chỉ được quyền khai thác bản thảo, phát hành các cuốn sách trên với số lượng 1000 bản cho mỗi tập trong vòng 2 năm tính từ ngày ký kết hợp đồng.
Thực tế từ ngày ký hợp đồng đến ngày nộp đơn khởi kiện (23/1/2013) các tập sách trên được phát hành công khai với số lượng in ấn đã bán hết ghi ngoài bìa sách là trên 15000 bản/tập chưa được sự chấp thuận của tác giả. Như vậy số lượng sách vi phạm là 14000 bản/tập cùng với việc tự ý thay đổi hình thức mẫu bìa sách.
Do việc cố tình vi phạm đã gây thiệt hại cho tác giả nên ông đã yêu cầu bằng văn bản nhưng ông Tân không giải quyết. Và do đó ông Thái yêu cầu tòa buộc ông Tân phải trả tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần là 5 triệu đồng, tiền nhuận bút là 15% giá bìa (giá bìa 50.000 đồng/cuốn).
Theo lời khai của ông Tân, thì việc ghi ngoài bìa sách là “đã bán hết trên 15000 bản” chỉ vì mục đích quảng cáo, nên không chấp nhận yêu cầu. Theo công ty in ấn TG thì DNTN TN có in lần đầu vào đầu năm 2007 2 cuốn sách trên tổng số là 2000 cuốn. Các cuốn có hình thức mẫu bìa khác không phải do công ty in TG thực hiện.
Tòa nhận định “có cơ sở cho rằng ông Tân đã in nhiều lần mà không được phép của tác giả, căn cứ vào số liệu in trên logo của 2 cuốn sách nêu trên có cơ sở xác định ông Tân đã in trên 30.000 cuốn sách”.
1 – Ai là chủ sở hữu các tác phẩm nói trên? Hành vi của ông Tân đã xâm phạm quyền nào của chủ sở hữu quyền tác giả?
2 – Theo quan điểm của bạn, lập luận của ông Thái có hợp lý không? Vì sao?
3 – Nếu bạn là luật sư của ông Thái, theo bạn những biện pháp bảo vệ quyền tác giả nào nên được sử dụng? Căn cứ pháp lý của những biện pháp này là gì?
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
>> Đề tiếp theo: Đề năm 2016 Luật Sở hữu trí tuệ lớp Hành chính 38A – Hình sự 38A