Dưới đây là Đề thi đáp án môn Tư pháp quốc tế lớp Thương mại 38A – ĐH Luật TPHCM năm 2016 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Đề thi đáp án môn Tư pháp quốc tế
Lớp: Thương mại 38A
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1: Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Tại sao? (3 điểm)
1 – Xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ công dân, Tòa án Việt Nam phải thụ lý và giải quyết tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có ít nhất một trong các bên đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.
2 – Quy phạm xung đột có thể được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền.
3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc có yếu tố nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập đề thi do cô Nguyễn Lê Hoài ra đề.
Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau (3 điểm):
1 – Trình bày các quan điểm về thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu? Liên hệ với pháp luật Việt Nam. (1 điểm)
2 – Tại Điều 671 BLDS sửa đổi được Quốc hội thông qua và ngày 24/11/2015 quy định về dẫn chiếu như sau:
“1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp nêu tại khoản 4 Điều này.
- Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
- Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
- Trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.”
Anh chị hãy cho biết điểm khác biệt giữa quy định này với quy định về dẫn chiếu trong BLDS 2005 hiện hành. Hãy nêu quan điểm của anh chị về sự khác biệt đó. (2 điểm)
Câu 3: Bài tập (4 điểm)
Năm 2010, Công ty Bình Minh (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng mua bán thiết bị điện tử với Công ty Sunrise (quốc tịch Anh). Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VIAC). Đồng thời, các bên thỏa thuận chọn Pháp luật Anh để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Tranh chấp phát sinh, Công ty Bình Minh yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết.
1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý và giải quyết tranh chấp trên hay không? Tại sao? (1.5 điểm)
2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.
a – Có nhận định cho rằng: “Xuất phát từ nguyên tắc áp dụng đầy đủ, trọn vẹn hệ thống pháp luật nước ngoài thì Pháp luật Anh do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phải được áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật bao gồm cả luật thực chất và luật xung đột”. Quan điểm của anh, chị về nhận định trên? (1 điểm)
b – Theo anh chị pháp luật Việt Nam có thể được Tòa án Việt Nam áp dụng trong trường hợp trên hay không? Tại sao? (1.5 điểm)
Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi 2016 môn Tư pháp quốc tế lớp Thương mại 38B