Dưới đây là Đề thi 2016 môn Luật Sở hữu trí tuệ lớp CJL 38 ngày 22/12/2016 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
ĐỀ THI 2016 MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Lớp CJL 38
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1: 4 điểm – Hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao và nêu cơ sở pháp lý?
1 – Trong thời hạn bảo hộ nhãn hiệu, việc nhập khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu đó để bán tại Việt Nam mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bị xem là hành vi vi phạm.
2 – Tính mới của giống cây trồng là tính mới tuyệt đối.
3 – Một tác phẩm nếu đáp ứng được tính sáng tạo và tính nguyên gốc thì được bảo hộ quyền tác giả.
4 – Các đối tượng sở hữu công nghiệp muốn được bảo hộ tại Việt Nam phải được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng.
Câu 2: 3 điểm – Trả lời các câu hỏi trong tình huống sau:
Bị cáo Lan bị Viện kiểm sát nhân dân quận 12 truy tố về hành vi phạm tội như sau: Vào ngày 28/01/2015 tại nhà của bị cáo Lan, công an đã thu giữ 4608 sản phẩm mang nhãn hiệu D. các sản phẩm này đã được đóng gói, đóng thùng trên đó có gắn nhãn hiệu Kimberty-Clark Việt Nam. Theo lời khai của bị cáo, bị cáo đã thực hiện việc gia công, đóng gói sản phẩm D để lấy tiền công và ban đầu khi nhận lời gia công thì không biết việc mình làm là sản xuất hàng giả, sau đó trong quá trình đóng gói mới biết sản phẩm D khá nổi tiếng và biết mình tiếp tay sản xuất hàng giả.
Công ty TNHH Kimberty-Clark Việt Nam cho biết sản phẩm D đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 93193 ngày 17/12/2007 cho công ty cổ phần D (công ty con của công ty Kimberty-Clark Việt Nam). Theo kết luận giám định số 106/KLGĐ ngày 10/3/2015 của Hội đồng giám định tài sản trong tố tụng hình sự quận 12 thì tổng số sản phẩm D trị giá 59.443.000 đồng.
Hỏi:
1 – Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu D nói trên có hiệu lực đến thời điểm nào? Có thể được gia hạn hiệu lực hay không?
2 – Hành vi của bị cáo Lan đã xâm phạm quyền nào của chủ sở hữu nhãn hiệu D?
3 – Nếu bạn là luật sư của công ty cổ phần D, theo bạn những biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu nào nên được sử dụng? Căn cứ pháp lý của những biện pháp này là gì?
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
>> Đề tiếp theo: Đề thi hết môn Luật Sở hữu trí tuệ lớp AUF Khóa 38