Dưới đây là Đề thi 2013 môn Lý luận nhà nước và pháp luật lớp Dân sự K35 năm 2013 trường ĐH Luật TPHCM do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Đề thi 2013 môn Lý luận nhà nước và pháp luật
Lớp: Dân sự K35
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên không được sử dụng tài liệu)
Phần I: Chọn một đáp án đúng nhất và làm bài vào tờ giấy thi (3 điểm)
Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin thì Nhà nước không phải là hiện tượng bất biến nghĩa là:
A – Nhà nước sẽ tiêu vong
B – Nhà nước không thay đổi
C – Nhà nước luôn vận động và phát triển theo sự thay đổi của điều kiện kinh tế – xã hội
D – Nhà nước không tồn tại mãi mãi
Câu 2: Chức năng nhà nước mang tính chủ quan vì chức năng của nhà nước:
A – Do điều kiện kinh tế xã hội quy định
B – Xuất phát từ bản chất nhà nước
C – Quyết định ý chí của giai cấp cầm quyền
D – Tất cả đều sai
Câu 3: Đặc trưng cơ bản của cơ quan nhà nước là:
A – Được thành lập trên cơ sở pháp luật
B – Thực hiện quyền lực theo thẩm quyền luật định
C – Bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước
D – Tất cả đều đúng
Câu 4: Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước XHCN phản ánh:
A – Bản chất dân chủ của nhà nước XHCN
B – Sự thống nhất về mặt tư tưởng của sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
C – Để cao dân chủ trực tiếp trong tổ chức và bộ máy nhà nước
D – Tính khoa học tuyệt đối trong tổ chức và bộ máy nhà nước
Câu 5: Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt nghĩa là
A – Quyền lực nhà nước là loại quyền lực duy nhất trong xã hội
B – Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng áp đặt ý chí đối với toàn xã hội
C – Nhà nước chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
D – Tất cả đều đúng
Câu 6: Vai trò của bộ phận quy định trong quy phạm pháp luật là:
A – Mô hình hóa ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
B – Bảo đảm tính hợp lý của quy phạm pháp luật
C – Xác định phạm vi tác động của quy phạm pháp luật
D – Tất cả đều sai
Câu 7: Quy phạm pháp luật cấm thường thiếu:
A – Bộ phận giả định
B – Bộ phận chế tài
C – Bộ phận quy định
D – Có thể một trong ba bộ phận trên
Câu 8: Giải thích pháp luật thông thường xuất hiện ở:
A – Hoạt động xây dựng dự thảo luật
B – Hoạt động sửa đổi luật
C – Hoạt động áp dụng pháp luật
D – Tất cả a,b,c
Câu 9: Quan hệ pháp luật không thể hình thành nếu thiếu:
A – Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
B – Quy phạm pháp luật
C – Sự kiện pháp lý
D – Tất cả a,b,c
Câu 10: Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố:
A – Phản ánh lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được
B – Do pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật
C – Cả A và B
D – Tất cả đáp án đều sai
Phần II – Nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích ngắn gọn tại sao (4 điểm)
1 – Chức năng nhà nước quy định bản chất nhà nước.
2 – Áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục lỗ hổng của pháp luật.
3 – Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không thể trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật.
4 – Vi phạm pháp luật có thể là một loại sự kiện pháp lý
Phần III – Tự luận (3 điểm)
1 – Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.
2 – Chọn một trong hai câu sau:
A – Tại sao nói áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?
B – Trình bày vấn đề hiệu lực thời gian của văn bản quy phạm pháp luật.
GV ra đề: ThS Đỗ Thanh Trung
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi mới cập nhật môn Lý luận nhà nước và pháp luật.