Dưới đây là Đề Luật Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng TM39 trường ĐH Luật TPHCM, ra thi năm 2015 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Đề Luật Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Lớp: Thương mại 39
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1 – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý? (5đ)
1 – Khi bên đề nghị giao kết hợp đồng chết thì đề nghị giao kết hợp đồng không còn giá trị.
2 – Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
3 – Bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản cầm cố và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra nếu bên nhận cầm cố bán, trao đổi hoặc tặng cho tài sản cầm cố.
4 – Khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường.
5 – Người chưa thành niên gây thiệt hại thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường, trừ trường hợp họ không có lỗi.
Câu 2 – (2đ)
Do cần vốn để đầu tư kinh doanh, ông Tâm và bà Hiền thỏa thuận ký hợp đồng vay của bà Hồng số tiền là 50.000 USD với lãi suất 10%/năm, thời hạn vay 1 năm. Hết thời hạn vay, vì kinh doanh thua lỗ, ông Tâm và bà Hiền không trả được nợ gốc và 5 tháng tiền lãi suất còn thiếu cho bà Hồng. Hai bên xảy ra tranh chấp và vụ việc đã được Tòa án giải quyết như sau:
Hợp đồng vay giữa bà Hồng với ông Tâm, bà Hiền là vô hiệu toàn bộ và buộc ông Tâm, bà Hiền phải trả lại cho bà Hồng số tiền 50.000 USD được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm, số tiền lãi đã trả được trừ vào nợ gốc chưa thanh toán. Hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3 – (3đ)
Anh A là tài xế lái xe oto cho vợ chồng ông B. Ngày 15.07.2012, trong khi đang lái xe chở hàng cho vợ chồng ông B từ Đà Nẵng ra Huế thì xe bất ngờ bị nổ lốp trước bên trái dẫn đến bị mất thăng bằng và đâm vào xe mô tô do ông X điều khiển (đúng quy định của pháp luật) làm ông này bị thương nặng. Ông X yêu cầu vợ chồng ông B và anh A phải liên đới bồi thường thiệt hại cho mình nhưng bị từ chối. Vợ chồng ông B chỉ chấp nhận hỗ trợ một phần chi phí điều trị cho ông X.
Hỏi:
1 – Chủ thể nào sẽ bồi thường thiệt hại cho ông X trong tình huống trên? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý?
2 – Giả sử trong khi chở hàng như trên, anh A có uống rượu và không làm chủ được tốc độ nên đã gây tai nạn cho ông X thì hướng xử lý có khác không? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý?
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi môn Hợp đồng lớp Chất lượng cao 39B – ĐH Luật TPHCM