Dưới đây là Đề 2016 môn Pháp luật Kinh doanh bất động sản lớp Chất lượng cao 39B trường ĐH Luật TPHCM do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Đề 2016 môn Pháp luật Kinh doanh bất động sản và giao dịch dân sự về nhà ở
Lớp CLC 39B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật
Phần 1 – Pháp luật kinh doanh Bất động sản (1/2 thời gian của đề thi 75 phút)
Bài tập: 5 điểm
Công ty cổ phần H (CTCP H) có chức năng kinh doanh bất động sản được UBND TP HCM cho phép thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở để bán tại Quận 2. Sau khi được nghiệm thu hoàn thành xong phần móng và nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, CTCP H đã ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai với các cá nhân. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, cá nhân mua nhà sẽ thanh toán lần đầu là 95% giá trị hợp đồng cho CTCP H khi hai bên ký Hợp đồng mua bán nhà ở, 5% giá trị hợp đồng còn lại bên mua nhà sẽ thanh toán cho CTCP H khi Công ty này làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác cho bên mua.
Hỏi:
a – Thỏa thuận trên có phù hợp với quy định pháp luật không? Tại sao? Việc bán nhà của CTCP H có phải thực hiện thông qua Sàn giao dịch bất động sản hay không? Tại sao?
b – Sau khi ký Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai với CTCP H, các cá nhân có được chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lại cho các chủ thể khác hay không? Giả sử các cá nhân được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai có cần phải được công chứng không? Tại sao?
Phần 2: Giao dịch dân sự về nhà ở (1/2 thời gian của đề thi 75 phút)
Câu 1: Lý thuyết (1 điểm)
Trả lời đúng/ sai và giải thích ngắn gọn tại sao cho nhận định sau:
Giao dịch nhà ở bao gồm các giao dịch có nội dung chuyển quyền sở hữu, sử dụng, chiếm hữu tài sản, kể cả thừa kế bất động sản, nhà ở.
Câu 2: Bài tập (4 điểm)
A là người Việt Nam đang định cư ở Mỹ, A muốn có 01 căn nhà ở Việt Nam để khi về thăm Việt Nam thì có chỗ ở, cũng để làm nơi thờ phụng tổ tiên. Do A chưa đủ điều kiện để được hưởng quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nên A có gửi tiền về nhờ người anh em rể ở Việt Nam mua nhà và đứng tên giùm. Qua email và qua thư chuyển tiền thể hiện A gửi về Việt Nam 500.000 USD để nhờ B mua giùm 01 ngôi nhà tại TPHCM.
Sau khi được đứng tên, được cấp GCN QSH nhà, B đã đem ngôi nhà này thế chấp cho Ngân hàng BIDV CN Ba Tháng Hai – Thành phố HCM để vay số tiền 2 tỷ đồng. Biết được việc trên A đã khởi tố B ra tòa để đòi lại nhà, nhưng B và Ngân hàng BIDV CN Ba Tháng Hai đều phản đối.
Hỏi:
2.1 – Nếu tại thời điểm tranh chấp, A đủ điều kiện để được hưởng quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Giải thích? Nêu rõ căn cứ?
2.2 – Nếu tại thời điểm tranh chấp, A không đủ điều kiện để được hưởng quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Giải thích? Nêu rõ căn cứ?
Giảng viên ra đề: TS Lê Minh Hùng & ThS Nguyễn Thị Kiều Oanh
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi môn Kinh doanh bất động sản lớp Thương mại 38B