Tội giết người là một trong số các tội danh xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người.
Tội giết người là gì?
Mục Lục:
- Tội giết người là gì?
- Cơ sở pháp lý
- Cấu thành tội phạm
- Mặt khách quan của tội phạm
- Hình thức cấu thành tội phạm
- Dấu hiệu khách quan
- Hành vi giết người là gì?
- Hậu quả nạn nhân bị tử vong là gì?
- Mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân và hậu quả
- Mặt chủ quan của tội phạm
- Động cơ, mục đích phạm tội
- Hình thức lỗi
- Trường hợp giết người do lỗi cố ý trực tiếp
- Trường hợp giết người do lỗi cố ý gián tiếp
- Khách thể của tội phạm
- Khách thể bị xâm phạm
- Đối tượng tác động của tội phạm
- Chủ thể của tội phạm
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt một cách trái pháp luật tính mạng của người khác. Hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi cố ý tác động đến thân thể của người khác chứa đựng khả năng gây chết người. Trừ một số hành vi giết người như thi hành án tử, giết người trong giới hạn phòng vệ chính đáng, giết người trong phạm vi yêu cầu cấp thiết,… thì các hành vi tước đoạt tính mạng của người khác đều bất hợp pháp, kể cả trường hợp tước đoạt tính mạng theo chính yêu cầu của nạn nhân.
Cơ sở pháp lý
Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);
Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.
Cấu thành tội phạm
Tội giết người được cấu thành khi thỏa mãn đủ 04 yếu tố: mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, khách thể của tội phạm và chủ thể của tội phạm. Trong đó:
Mặt khách quan của tội phạm
Hình thức cấu thành tội phạm
Tội giết người có cấu thành tội phạm – cấu thành vật chất
Dấu hiệu khách quan
Dấu hiệu khách quan của tội giết người bao gồm: hành vi giết người, hậu quả nạn nhân bị từ vong, mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân và hậu quả. Trong đó:
Hành vi giết người là gì?
Hành vi giết người là hành vi tác động đến thân thể của người khác chứa đựng khả năng tước đoạt tính mạng của người đó, một cách bất hợp pháp.
Hậu quả nạn nhân bị tử vong là gì?
Hành vi tác động trái pháp luật lên thân thể của người khác làm người đó tử vong.
Mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân và hậu quả
Hành vi được coi là cấu thành tội phạm khi hành vi giết người là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả tử vong của nạn nhân.
Việc xác định hành vi phạm tội có là nguyên nhân đến đến hậu quả chết người hay không có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, hậu quả làm nạn nhân tử vong có thể là do sự sai sót của các bác sĩ trong quá trình sơ, cấp cứu, chữa trị cho nạn nhân hoặc do một hành vi tác động khác vào vào thân thể của nạn nhân.
Mặt chủ quan của tội phạm
Động cơ, mục đích phạm tội
Động cơ giết người không là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội giết người.
Hình thức lỗi
Hình thức lỗi của Tội giết người bao gồm: lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
Trường hợp giết người do lỗi cố ý trực tiếp
Trong trường hợp này người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả chết người có thể hoặc tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra.
Ví dụ: Trường hợp đâm chết người, đâm vào những vùng hiểm yếu trên cơ thể,…
Trường hợp giết người do lỗi cố ý gián tiếp
Trong trường hợp này, người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Mặc dù không mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Trường hợp một người thấy người khác đang trong tình trạng hiểm nghèo, mặc dù có thể cứu giúp, nhưng không cứu giúp làm cho người này chết. Hoặc trường hợp gặp người đuối nước, mặc dù có điều kiện để cứu giúp nhưng không cứu, để mặc người đó chết, thì người không cứu giúp đó, phạm tội giết người.
Khách thể của tội phạm
Khách thể bị xâm phạm
Tội giết người đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của con người.
Đối tượng tác động của tội phạm
Đối tượng tác động của Tội giết người là con người đang sống.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể có tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó: Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội danh quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015; người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự của tất cả các tội phạm.