Tội buôn lậu là một trong số các tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước.
Tội buôn lậu là gì?
Mục Lục:
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa, tiền tệ, đá quý, hàng cấm,… qua biên giới.
Buôn bán qua biên giới là hành vi mua đi bán lại hoặc mua đi nhằm bán lại kiếm lời bất chính.
Cơ sở pháp lý
Điều 188 Bộ luật hình sự 2015.
Cấu thành tội phạm
Tội buôn lậu được cấu thành khi thỏa mãn đủ 04 yếu tố: mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, khách thể của tội phạm và chủ thể của tội phạm. Trong đó:
Mặt khách quan của tội phạm
Hình thức cấu thành tội phạm
Tội buôn lậu có cấu thành tội phạm – cấu thành hình thức. Thời điểm tội phạm hoàn thành được tính từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hàng hóa một cách trái phép qua biên giới Việt Nam.
Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội buôn lậu thể hiện ở chỗ người phạm tội buôn bán trái phép qua biên giới bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, kể cả đường điện tín, bưu điện. Hành vi buôn bán của các đối tượng buôn lậu trong tội buôn lậu phải qua biên giới Việt Nam mới cấu thành tội buôn lậu.
Mặt chủ quan của tội phạm
Động cơ, mục đích phạm tội
Động cơ và mục đích phạm tội không là dấu hiệu định tội
Hình thức lỗi
Hình thức lỗi của Tội buôn lậu bao gồm: lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết hành vi buôn lậu của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện.
Khách thể của tội phạm
Khách thể bị xâm phạm
Tội buôn lậu đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, ngoại thương của nhà nước.
Đối tượng tác động của tội phạm
Đối tượng tác động của Tội buôn lậu là hàng hóa, tiền tệ, đá quý, di tích lịch sử, hàng cấm (trừ các hàng cấm là đối tượng của các tội phạm quy định tại Chương XX: các tội phạm về ma túy, Chương XXI: các tội liên quan đến trật tự công cộng như Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305),…)
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể có tội buôn lậu là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.