Câu hỏi bán trắc nghiệm Hiến pháp Việt Nam 2013
1 – Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
2 – Bản hiến pháp đầu tiên của các nước XHCN là bản hiến pháp của nhà nước Cộng hòa xô viết năm 1918.
3 – Nhiệm kỳ của chủ tịch nước là 4 năm
4 – Luật của quốc hội được thông qua khi có một phần hai tổng số đại biểu quốc hội tham gia dự họp biểu quyết tán thành.
5 – Theo Hiến pháp 1946. Hội đồng nhân dân không tổ chức ở cấp huyện.
6 – Kết quả bầu cử các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện phải được Chủ tịch uỷ ban nhân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
7 – Hội thẩm nhân dân là cán bộ Toà án do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
8 – Cán bộ công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước và thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì không được xin thôi quốc tịch Việt Nam.
9 – Hiệu quả hoạt động của quốc hội phụ thuộc vào hiệu quả của các hình thức hoạt động của Quốc hội.
10 – Chế độ kinh tế theo hiến pháp 1992, đã thừa nhận nền kinh tế TBCN ở Việt Nam.
11 – Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng.
12 – Nguyên tắc xác định quốc tịch theo pháp luật Việt nam là căn cứ vào tiêu chí huyết thống.
13 – Luật sư chỉ tham gia phiên tòa khi được tòa án chỉ định.
14 – Hiến pháp ra đời đánh dấu cho sự xuất hiện hình thức chính thể nhà nước Cộng hòa trong lịch sử.
15 – Phó chủ tịch do quốc hội bầu lên, theo đề nghị chủ tịch nước không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
16 – Trong cơ cấu của chính phủ có thường trực Hội đồng chính phủ tư vần và giải quyết các vấn đề liên quan trong tổ chức và hoạt động của chính phủ.
17 – Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ.
18 – Đa số các quy phạm pháp luật hiến pháp thường không đủ ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài.
19 – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân bắt buộc phải là đại biểu HĐND.
20 – Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp ngày càng được cũng cố và hoàn thiện.
21 – Đại biểu quốc hội có quyền kiến nghị với uỷ ban thưòng vụ quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
22 – Hiến pháp 1980 đã thay thế chính thể của nhà nước ta từ Cộng hòa dân chủ nhân dân thành chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
23 – Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm những bản án, quyết định của toà án nhân dân.
24 – Tòa án quân sự các cấp đều thành lập ở các địa phương.
25 – Công dân đương nhiên là chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến Pháp.
26 – Chức năng của Viện Kiểm sát là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án.
27 – Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ.
28 – Nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ chủ yếu được quy định trong Hiến pháp và các luật tổ chức.
29 – Thủ tướng chính phủ có quyền miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tich, các phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
30 – Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
31 – Theo quy định Hiến pháp năm 2013 – Chủ tich do quốc hội bầu lên trong số đại biểu quốc hội khi có 2/3 tổng số đại biểu quốc hội bỏ phiếu tán thành.
32 – Viện kiểm sát có quyền yêu cầu hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra lại.
33 – Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những bản án quyết định không thuộc thẩm quyền xét xử Toà án nhân dân cấp huyện và theo quy định pháp luật.
34 – Một đặc trưng cơ bản của các Nhà nước XHCN là thường ban hành bản hiến pháp mới để thay thế bản hiến pháp cũ, điều này thường không tồn tại ở nhà nước Tư sản.
35 – Quyền bầu cử và ứng cử là quyền và nghĩa vụ cơ bản về chính trị.
36 – Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận, xem xét lại Hiến pháp và luật.
37 – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền điều động, bổ nhiệm, cách chức đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới.
38 – Trong hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam theo các bản hiến pháp thì Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng trực tiếp một chiều.
39 – Hệ thống Tòa án của Nhà nước ta theo Hiến pháp 1946 được tổ chức theo cấp hành chính – lãnh thổ.
>> Xem thêm: Tuyển tập bán trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp
Nguồn: dethiluat.com