Đối với các quốc gia theo chế độ tam quyền phân lập, Công tố viên thuộc Viện công tố chỉ tiến hành các hoạt động công tố, truy tố tội phạm, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Tại Việt Nam, nhiệm vụ này sẽ thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân. Trong đó Kiểm sát viên vừa thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong và ngoài phiên tòa (kiểm sát hoạt động tư pháp), vừa thực hành quyền công tố. Cùng dethiluat.com tìm hiểu về các bước để trở thành Kiểm sát viên ở Việt Nam nhé!
Vậy, các bước trở thành Kiểm sát viên ở Việt Nam bao gồm?
Mục Lục:
- Vậy, các bước trở thành Kiểm sát viên ở Việt Nam bao gồm?
- Bước 1: Bạn cần học giỏi để thi đỗ Đại học ngành Luật.
- Bước 2: Học thật tốt để lấy được bằng Cử nhân Luật.
- Bước 3: Thi công chức ngành Kiểm sát hoặc xét tuyển
- Bước 4: Được cử đi học Nghiệp vụ Kiểm sát
- Bước 5: Thi tuyển kỳ thi tuyển Kiểm sát viên các cấp
- Bước 6: Được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên

Cũng như các bước để trở thành Luật sư, để trở thành Kiểm sát viên bạn phải có bằng cử nhân Luật. Do đó:
Bước 1: Bạn cần học giỏi để thi đỗ Đại học ngành Luật.
Điều này có nghĩa là bạn phải học một trong các trường Luật hoặc khoa Luật của trường Đại học khác (thông thường là 4 năm học).
Hiện nay có 2 cơ sở đào tạo cử nhân Luật hàng đầu Việt Nam đó chính là ĐH Luật Hà Nội (Bộ Tư pháp ) và ĐH Luật TPHCM (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ngoài ra, những khoa Luật của các trường Đại học khác cũng khá uy tín và đang dần khẳng định được vị thế của mình.
Bước 2: Học thật tốt để lấy được bằng Cử nhân Luật.
Khoảng thời gian 04 năm là không nhiều, nhưng đủ để bạn tích lũy một kiến thức Luật nền tảng nhất. Hãy cố gắng hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân một cách xuất sắc nhất.
Bước 3: Thi công chức ngành Kiểm sát hoặc xét tuyển
Trước khi trở thành Kiểm sát viên bạn phải trở thành Chuyên viên, rồi Kiểm tra viên làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân.
Để làm việc trong Viện kiểm sát, bạn phải trải qua kỳ thi tuyển công chức ngành Kiểm sát hoặc xét tuyển cán bộ ngành kiểm sát. Hàng năm, thường có thông báo thi tuyển công chức kiểm sát được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm sát cấp tỉnh.

Bước 4: Được cử đi học Nghiệp vụ Kiểm sát
Sau một thời gian công tác pháp luật bạn sẽ được cử đi học nghiệp vụ kiểm sát (một trong các điều kiện cần để được bổ nhiệm Kiểm tra viên, Kiểm sát viên).
Bước 5: Thi tuyển kỳ thi tuyển Kiểm sát viên các cấp
Sau 03 năm công tác pháp luật (tính cả 01 năm thời gian tập sự) bạn sẽ được bổ nhiệm là Kiểm tra viên. Sau khi được bổ nhiệm Kiểm tra viên được khoảng 02 năm thì các bạn sẽ được tham dự kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp.
Bước 6: Được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên
Tùy theo nhu cầu cán bộ của từng cơ quan, đơn vị, sau một khoảng thời gian công tác pháp luật (ít nhất là 04 năm không tính thời gian tập sự), bạn đã được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát (Bước 4) và đậu kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp (Bước 5) bạn sẽ được bổ nhiệm trở thành kiểm sát viên.

——————-o0o——————-
Hy vọng rằng, bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích đến bạn!
Chúc một ngày tốt lành
Sửu Ka – dethiluat.com
(Vui lòng ghi rõ nguồn: dethiluat.com khi chia sẻ bài viết này)
Kiểm sát viên nữ ko có à. Sao chỉ tuyển nam ko vậy
Có tuyển nữ nhé bạn! Tuy nhiên, thông thường chỉ tiêu nữ sẽ ít hơn chỉ tiêu nam bạn nhé!
Nếu học nghành luật thì học luật gì ạ
Luật dân sự luật kinh têa hhay quản trị luật…?
Bạn học ngành nào cũng được, miễn là sau khi ra trường bạn có bằng cử nhân Luật học là thi vào ngành Kiểm sát được nhé!
sai òi =))) luật đã sửa đổi
Ở các tỉnh khác như thế nào thì mình không rõ, nhưng ở TP.HCM thì để được thi tuyển Kiểm sát viên thì ngoài điều kiện đã hoàn thành khóa học nghiệp vụ kiểm sát thì còn phải kết nạp Đảng nữa nhé.
Đúng rồi nhé bạn! Và nếu thi rớt 2 lần thì sẽ không được thi lên Kiểm sát viên nữa!