Dưới đây là Bộ đề Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp Hành chính 38B – Hình sự 38B trường ĐH Luật TPHCM, ra thi năm 2016 do dethiluat.com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:
Bộ đề Lịch sử nhà nước và pháp luật
Lớp: HC38B – HS38B
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng Quốc triều hình luật – Luật Hồng Đức)
Phần I – Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1 – Nội dung nào sau đây phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương thời Lê giai đoạn 1460 – 1527:
A – Tổ chức chính quyền địa phương mang tính chất quân quản
B – Thể hiện nguyên tắc tản quyền trong tổ chức chính quyền cấp Đạo
C – Tăng cường quyền lực chính trị của chính quyền địa phương hơn so với giai đoạn 1428 – 1460
D – Cả A và B đúng
E – Cả A, B và C đúng
2 – Nội dung nào sau đây phù hợp với việc vua Gia Long (1802 – 1820) thành lập chính quyền cấp thành:
A – Giúp nhà vua kiểm soát và xử lý tốt hơn tình hình bất ổn ở hai phía Nam và phía Bắc
B – Triều đình hạn chế can thiệp đối với các hoạt động của chính quyền cấp thành
C – Việc thành lập cấp thành bảo đảm tập trung mạnh mẽ quyền lực nhà nước vào nhà vua.
D – Cả B và C đúng
E – Cả A, B và C đúng
3 – Chính quyền quân chủ thời Lý – Trần (1010 – 1400) có đặc điểm là:
A – Quyền lực nhà nước không phải lúc nào cũng tập trung tuyệt đối vào người đứng đầu nhà nước
B – Chính quyền quân quản được thiết lập vào giai đoạn đầu của nhà Lý và nhà Trần
C – Có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền hành pháp và tư pháp ở chính quyền trung ương
D – Cả A và C đúng
E – Cả B và C đúng
4 – Nhận định nào sau đây phù hợp với pháp luật hình sự thế kỷ thời Lê (thế kỷ XV):
A – Không phải lúc nào cũng áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội Thập ác
B – Mọi chủ thể phạm tội đều bình đẳng trong việc gánh chịu trách nhiệm hình sự
C – Hành vi phạm tội giống nhau thì trách nhiệm hình sự như nhau
D – Cả B và C đúng
E – Cả A và C đúng
5 – Tại sao hợp đồng mua bán ruộng đất (theo pháp luật nhà Lê sơ) phải đem ra xã trưởng công chứng:
A – Vì không phải người nào cũng có thể trở thành bên mua hoặc bên bán ruộng đất
B – Là cách thức để nhà nước kiểm soát và quản lý ruộng đất theo chính sách hạn điền
C – Xã trưởng được nhà vua bổ nhiệm để quản lý ruộng đất trong xã
D – Cả A, B và C đúng
E – Cả B và C đúng
Câu II: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (3 điểm)
1 – Pháp luật phong kiến Tây Âu luôn mang tính thống nhất và tiến bộ. (1 điểm)
2 – Vua Lê Thánh Tông áp dụng nguyên tắc “tản quyền” trong tổ chức bộ máy nhà nước là đồng nghĩa với việc chấp nhận quyền lực của mình bị hạn chế. (1,5 điểm)
Câu III: Tự luận (5,5 điểm)
1 – Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình hình thành nhà nước phương Đông cổ đại. (2,5 điểm)
2 – Làm sáng tỏ tính giai cấp của pháp luật hình sự và tính nhân văn của pháp luật dân sự thời Lê sơ (thế kỷ XV). (2,5 điểm)
GV ra đề: ThS Trần Quang Trung
Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW
Đề tiếp theo: Đề thi đáp án Lịch sử nhà nước và pháp luật lớp CLC 38D