Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì? căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự năm 2005, pháp luật có liên quan và các bản án đã xét xử trên thực tế bình luận vấn đề thực hiện công việc không có ủy quyền dưới 5 góc độ: góc độ văn bản, Thực tiễn xét xử (phải nêu được tình tiết vụ việc); Quan điểm của các học giả, luật gia; Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài; Quan điểm của tác giả.
Nhìn từ góc độ văn bản
Mục Lục:
- Nhìn từ góc độ văn bản
- Góc độ thực tiễn xét xử
- Quan điểm của các học giả, luật gia
- Những điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” là:
- Điều kiện áp dụng
- Thực hiện công việc:
- Không có nghĩa vụ
- Vì lợi ích của người có công việc
- Điều kiện khác
- Kinh nghiệm nước ngoài
- Quan điểm cá nhân của tác giả
Nghiên cứu Khoản 3 Điều 281, Điều 594 đến 598 BLDS 2005 (Khoản 3 Điều 286, Điều 599 đến 603 BLDS 2005) và các quy định pháp luật có liên quan, thực hiện công việc không có ủy quyền là: “việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”
Góc độ thực tiễn xét xử
Quyết định số 23/2003/HĐTP – DS ngày 29/7/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Công ty Hoàng Long không ký hợp đồng san gạt đất lấn biển với UBND TP Hạ Long nhưng đã thực hiện việc san gạt đất này theo yêu cầu của chủ thể khác (theo sự giao phó của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long). Tranh chấp xảy ra và Tòa án yêu cầu UBND thành phố Hạ Long phải thanh toán những hạng mục đã thực hiện.
Quan điểm của các học giả, luật gia
Thạc sĩ Chế Mỹ Phương Đài, giảng viên khoa Dân sự trường ĐH Luật thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:
Những điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” là:
Việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có ủy quyền;
Việc thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện, chứ không phải vì lợi ích của người thực hiện công việc hoặc của người thứ ba;
Người có công việc không biết có người khác thực hiện công việc cho mình hoặc biết mà không phản đối;
Nếu công việc đó mà không thực hiện ngay thì chắc chắn thiệt hại sẽ xảy ra cho người có công việc cần thực hiện.
Trong cuốn sách “Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự – Bản án và bình luận bản án, Nxb CTQG 2012”, PGS.TS. Đỗ Văn Đại, giảng viên khoa Dân sự trường ĐH Luật thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng:
Điều kiện áp dụng
Thực hiện công việc:
Khác với hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền đã được BLDS định nghĩa (Điều 594)
Để thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, với quy định trên (594) thì phải có một người “thực hiện công việc của người khác”
Không có nghĩa vụ
Theo một nhà bình luận BLDS, đây phải “là người hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó nhưng đã thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ pháp lý do các luật định hoặc do các bên thỏa thuận” (Hoàng Thế Liên (chủ biên): Bình luận khoa học về BLDS 2005)
Theo HĐTP, điều kiện “không có nghĩa vụ thực hiện công việc” dường như chỉ được xem xét trong quan hệ giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện; nếu công việc này được thực hiện được thực hiện theo yêu cầu của người thứ ba hay theo thỏa thuận với người thứ ba thì vẫn có thể áp dụng chế định thực hiện công việc không có ủy quyền (Xét vụ việc công ty Hoàng Long)
Vì lợi ích của người có công việc
Theo định nghĩa của điều 594 thì chúng ta chỉ áp dụng chế định đang được nghiên cứu khi người thực hiện công việc tiến hành công việc này “hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc đang thực hiện:. Trên cơ sở đó, một số nhà bình luận cho rằng: “nếu người thực hiện công việc vì lợi ích của mình hoặc của người khác thì không thể áp dụng chế định này” (Hoàng Thế Liên)
Tuy nhiên, theo quan điểm của thầy thì việc thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện không loại trừ khả năng người tiến hành công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện.
Điều kiện khác
Giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện không tồn tại một hợp đồng, không có ủy quyền. Do đó, nếu người có công việc phản đối mà bên kia vẫn thực hiện thì không thể áp dụng chế định này.
Kinh nghiệm nước ngoài
Thực tiễn xét xử của Pháp thì chế định thực hiện công việc không có ủy quyền được áp dụng trong hoàn cảnh người thực hiện công việc cho mình đồng thời cho người khác như trong trường hợp một đồng sở hữu quản lý tài sản vì lợi ích của tất cả các đồng sở hữu. Ở đây, chế định này cũng được áp dụng khi người thực hiện công việc tiến hành công việc cho người có công việc cần thực hiện nhưng theo yêu cầu của người thứ ba.
Đối với nghĩa vụ dân sự phát sinh đối với người có công việc được thực hiện thì họ có nghĩa vụ trả “thù lao” khi người thực hiện công việc không có ủy quyền thực hiện “chu đáo, có lợi”. Suy ra, người THCV không có ủy quyền có thể tạo thu nhập còn theo pháp luật Pháp thì “nếu THCV không có ủy quyền không làm cho người có công việc thiệt thòi khi tự nguyện hành động vì lợi ích của người khác thì nó không thể trở thành căn cứ để người này thu lợi.”
Quan điểm cá nhân của tác giả
– Chế định này ban đầu xuất phát từ quan hệ bạn bè, láng giềng, phát huy truyền thống dân tộc nên…
– Nghĩa vụ dân sự phát sinh trong khuôn khổ chế định này không phải do ý chí của người thực hiện công việc mà là do công việc này có ích cho người có công việc.