Bài tập tình huống về thừa kế thường gặp – có đáp án
Tình huống 1.
Ông A kết hôn với bà B và có hai người con chung là C sinh năm 1976 và D sinh năm 1980. C bị tâm thần từ nhỏ, D có vợ là E và có con là F,G,H. Vợ chồng D không có tài sản gì và sống nhờ nhà của ông bà A – B. Năm 2015, bà B lập di chúc để lại cho D 1/3 tài sản của bà. Tháng 10/2016, D chết. Tháng 01/2017, bà B chết.
Chia di sản của bà B biết rằng, căn nhà là tài sản chung của ông A, bà B trị giá 1 tỷ đồng. Biết rằng, mẹ bà B là cụ G còn sống.
Đáp án tham khảo
Di sản của Bà B là 500 triệu (trong khối tài chung với ông A). Năm 2015, B lập di chúc để lại cho D 1/3 di sản của bà.
Do D chết (tháng 10/2016) trước bà B (tháng 1/2017) nên di chúc bà B để lại cho D hưởng 1/3 di sản của bà không có hiệu lực (điểm a, khoản 2 điều 643 BLDS 2015).
Khi đó, di sản bà B để lại được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015). Khi đó, cụ G (mẹ bà B), ông A (chồng), C (con), D (con bà B nhưng đã chết nên F+G+H được hưởng thừa kế thế vị của D theo điều 652 BLDS 2015) được hưởng thừa kế theo pháp luật của bà B (theo điều 651 BLDS 2015).
.

Tình huống 2.
Ông A, bà B kết hôn với nhau và có hai người con chung là C, D. Năm 2004, ông A bỏ nhà chung sống với bà H như vợ chồng và có con chung là E sinh năm 2005 và F sinh năm 2007. Năm 2016, ông A viết di chúc chia cho bà B ½ di sản, bà H ¼ di sản. Năm 2017, ông A chết. Tài sản chung giữa A và B là 200 triệu, ông A và bà H có tài sản chung là 600 triệu. Hãy chia di sản của ông A
Đáp án tham khảo
Di sản ông A để lại là: 300 triệu (trong tài sản chung với bà H) + 200 triệu (tài sản chung với bà B : 2 = 250 triệu (ông A = bà B = 250 triệu). Vì: Phần tài sản chung với bà H (nếu không chứng minh được phần mà A, H sở hữu là bao nhiêu thì chia đôi) là 300 triệu. Đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ông A với bà B (nếu không chứng minh được là tài sản riêng của ông A) thì là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông A, bà B.
Giả sử, di chúc ông A để lại là hợp pháp thì bà B ½ di sản (=125 triệu), bà H ¼ di sản (=62,5 triệu); phần còn lại sẽ được chia theo pháp luật (B,C,D,E,F). Lưu ý, E (sinh năm 2005), F (sinh năm 2007) là con chưa thành niên của ông A – người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc) nên phải đảm bảo được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc (62,5 triệu còn lại) được chia theo pháp luật. Nếu không đảm bảo cho E,F được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì sẽ được lấy theo tỷ lệ từ phần mà B, H được hưởng theo di chúc để đảm bảo cho E,F được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (theo điều 644 BLDS 2015).
Tình huống 4.
Ông Quảng có một người con duy nhất là ông Đại, ông Đại có vợ là bà Tiểu. Hai người có với nhau được ba người con là anh Hảo, 34 tuổi, bị bệnh down; anh Hiều 28 tuổi và anh Hạo 9 tuổi. Anh Hiều có vợ là chị Xiếu và có được một người con gái 2 tuổi là Hiền. Ngày 24/01/2010 ông Đại lập di chúc chia cho anh Hảo 1 tỷ 200 triệu đồng và cho anh Hiều 800 triệu đồng. Ngày 28.07.2010 anh Hiều chết vì bị tai nạn giao thông. Một năm sau ngày anh Hiều chết thì ông Đại cũng qua đời vì bệnh ung thư. Anh chị hãy phân chi di sản của ông Đại. Biết rằng di sản ông Đại để lại là 4 tỷ đồng tiền mặt và di chúc mà ông Đại lập đủ điều kiện đối với người lập di chúc, đúng hình thức và hợp pháp.
Đáp án tham khảo
Di sản ông Đại để lại là 4 tỷ đồng.
Ông Đại chết để lại di chúc cho anh Hảo: 1 tỷ 200 triệu, anh Hiều: 800 triệu. Tuy nhiên do anh Hiều chết trước ông Đại nên phần di chúc ông Đại để lại di sản cho anh Hiều không có hiệu lực (điều 667 BLDS 2005).
Khi đó, phần di sản của ông Đại không được định đoạt, không có hiệu lực trong di chúc là 2 tỷ 800 triệu đồng; phần di sản này được chia theo pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (theo điều 676 BLDS 2005) của ông Đại gồm: cụ Quảng, bà Tiểu, anh Hảo, anh Hạo, anh Hiều (anh Hiều đã chết nên cháu Hiền – con anh Hiều sẽ được thừa kế thế vị (điều 677 BLDS 2005)). Theo đó, mỗi người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Đại sẽ được hưởng mỗi người 560 triệu đồng.
Trong trường hợp này, khi phần di sản của ông Đại không được định đoạt trong di chúc và phần di chúc không có hiệu lực được chia theo pháp luật thì cụ Quảng (bố ông Đại), bà Tiểu (vợ ông Đại), anh Hạo (con ông Đại – chưa thành niên) vẫn đảm bảo được hưởng 2/3 suất thừa kế nếu toàn bộ di sản ông Đại để lại được chia theo pháp luật (4 tỷ : 5) và anh Hảo – con ông Đại đã thành niên, bị bệnh down không có khả năng lao động được hưởng thừa kế theo di chúc và được hưởng lớn hơn 2/3 của một suất thừa kế nếu toàn bộ di sản ông Đại để lại được chia theo pháp luật nên không thuộc trường hợp quy định tại điều 669 BLDS 2005.
Tình huống 5.
Vợ chồng A và B có 2 con chung là C và D. C có vợ là H và có 2 con chung là E và F. A và C chết cùng thời điểm. Di sản của A là 720 triệu.
Trường hơp 1: chia di sản của A cho những người có quyền thừa kế
Trường hợp 2: A để lại di chúc truất quyền thừa kế của B,C,D và cho K hưởng 2/3 di sản, 1/3 di tặng cho M. Bà B khởi kiện lên tòa xin thừa kế di sản của A. Hãy chia di sản của A cho người có quyền thừa kế.
Đáp án tham khảo
Di sản ông A để lại là 720 triệu đồng.
Trường hợp 1: Chia thừa kế cho những người có quyền thừa kế được thực hiện theo pháp luật.
A chết không để lại di chúc, khi đó di sản A để lại sẽ được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: B (vợ), D, C (C chết thì con của C là E + F sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C – theo điều 652 BLDS 2015) (điều 651 BLDS 2015). Theo đó di sản của A sẽ được chia làm ba phần B = D = E+F = 240 triệu.
Trường hợp 2: Nếu di chúc của A để lại là hợp pháp, thì sẽ có hiệu lực (K được 2/3 di sản=480 triệu; M được 1/3 di sản = 240 triệu). Tuy nhiên, nếu bà B không phải là người không có quyền hưởng di sản (theo quy định tại khoản 1 điều 621 BLDS 2015) thì bà B là đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo điều 644 BLDS 2015. Theo đó, bà B là người được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật.
Khi đó, để bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế (=160 triệu) thì sẽ được lấy ra từ phần của bà K được hưởng theo nội dung di chúc. Lưu ý, không lấy từ phần di tặng theo quy định tại khoản 3, điều 646 BLDS 2015.
Tình huống 6.
Sơn và Hà là vợ chồng có tài sản chung là 1,8 tỷ đồng. Họ có hai con là Hạnh(15 tuổi) và Phúc (20 tuổi). Vừa qua, Sơn và Hạnh đi xe bị tai nạn. Lúc hấp hối, Sơn có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại toàn bộ tài sản cho Phúc và Hạnh. Sau khi để lại di chúc ông Sơn qua đời. Vài giờ sau Hạnh cũng không qua khỏi.
Hãy cho biết Hà sẽ được hưởng bao nhiêu từ di sản của hai bố con Sơn và Hạnh? Biết rằng Hạnh còn có tài sản trị giá 50 triệu do được bà ngoại tặng trước khi chết. (Lý giải vì sao?)
Đáp án tham khảo
- Nếu di chúc ông Sơn để lại là hợp pháp (629, 630 BLDS 2015) và Hạnh được xác định là chết sau ông Sơn (619 BLDS 2015) thì Hạnh được hưởng thừa kế theo di chúc ông Sơn để lại.
Bà Hà là người được hưởng thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc (644 BLDS 2015) nên được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
Theo đó, bà Hà được hưởng 200 triệu từ di sản ông Sơn để lại (644 BLDS 2015) phần còn lại được thực hiện theo di chúc (Hạnh = Phúc = 350 triệu)
- Nếu Hạnh chết không để lại di chúc thì di sản Hạnh để lại (350 triệu hưởng thừa kế từ ông Sơn + 50 triệu bà ngoại tặng cho) được chia theo pháp luật. Theo đó, bà Hà là người được hưởng thừa kế theo pháp luật của Hạnh (651 BLDS 2015)
- Hà được hưởng: 200 tr (thừa kế theo điều 644 BLDS 2015) + 400 triệu của Hạnh (651 BLDS)
Tình huống 7.
Tháng 4 năm 2016, ông Nam đến phòng công chứng làm di chúc để định đoạt số tiền gửi tiết kiệm là 200 triệu đồng mà ông được hưởng thừa kế từ cha, mẹ ruột của ông. Theo di chúc, ông Nam để lại toàn bộ số tiền này cho Hoàng – 20 tuổi, là con của ông với vợ là bà Nguyệt. Phần căn nhà của vợ chồng ông Nam không được làm di chúc. Ngoài ra, ông Nam và bà Nguyệt còn có 1 người con là Hải (12 tuổi, vào thời điểm ông Nam chết), nhưng do nghi ngờ Hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông Nam không nhắc đến Hải.
Hãy phân chia tài sản của ông Nam, giả sử tháng 2 năm 2017, ông Nam chết.
Đáp án tham khảo
Di sản ông Nam để lại là: 200 triệu + 1/2 giá trị căn nhà của ông Nam, bà Nguyệt.
Giả sử: Di chúc ông Nam để lại là hợp pháp thì Hoàng được hưởng 200 triệu.
½ giá trị căn nhà là di sản ông Nam để lại chưa được định đoạt nên sẽ được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015). Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật của ông Nam gồm: bà Nguyệt, Hoàng, Hải.
Khi chia theo pháp luật phần di sản (căn nhà) được chia nếu bà Nguyệt, Hải không được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì sẽ trích ra từ phần mà Hoàng được hưởng để đảm bảo cho Hải, bà Nguyệt được hưởng 2/3 suất thừa kế nếu di sản (toàn bộ di sản) được chia theo pháp luật.
Tình huống 8.
Ông A kết hôn với bà B, có 2 con là C và D. Khi D được 2 tuổi, ông A và bà B đã cho đi làm con nuôi gia đình ông X. Quá trình chung sống ông bà tạo dựng được tài sản chung trị giá 220 triệu. Năm 2008, bà B chết, ông A lo mai táng hết 20 triệu. Năm 2009, ông A kết hôn với bà M, sinh được 1 người con là N và cùng tạo lập khối tài sản chung trị giá 180 triệu. Năm 2016, ông A lập di chúc hợp pháp có nội dung “cho N hưởng 1/2 tài sản của ông A”. Năm 2017, ông A chết Sau đám tang ông A, chị C yêu cầu bà M cho mình hưởng thừa kế, Bà M không những không đồng ý mà còn tìm cách giết C. Rất may, sự việc được phát hiện kịp thời nên C chỉ bị thương nhẹ. Bà M bị toà án xử 3 năm tù giam
Anh/chị hãy giải quyết việc chia TK nói trên.
(Biết rằng: Cha mẹ ông A và bà B đều đã chết trước ông A và bà B.
Đáp án tham khảo
- Năm 2008, bà B chết. Di sản bà B để lại là 110 triệu (1/2 khối tài sản chung với ông A). Sau khi trừ đi chi phí mai táng (điều 683 BLDS 2005), di sản bà B dùng để chia thừa kế là 90 triệu. Do bà B chết không để lại di chúc nên di sản bà để lại sẽ được chia theo pháp luật (điều 675 BLDS 2005). Theo đó, ông A, C, D là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà B và mỗi người được hưởng thừa kế của bà B là 30 triệu (điều 676 BLDS 2005). Lưu ý: Thời hiệu thừa kế là 10 năm với động sản; 30 năm với bất động sản (điều 623 BLDS 2015)
- Năm 2017 ông A chết để lại di chúc “cho N hưởng ½ tài sản của ông A”.
Di sản ông A để lại là: 110 triệu (trong khối tài sản chung với bà B) + 30 triệu (hưởng thừa kế của bà B) + 90 triệu (trong khối tài sản chung với bà M) = 230 triệu.
Theo di chúc, N được hưởng ½ di sản của ông A = 115 triệu. Còn 115 triệu không được ông A định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2005). Bà M đã bị kết án về hành vi đối với C – là người không được quyền hưởng di sản (điểm c, khoản 1 điều 621 BLDS 2015). Theo đó, 115 triệu được chia theo pháp luật cho C,D,N mỗi người một phần bằng nhau (38,3 triệu).
Tình huống 9.
Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con X,Y. D có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:
1. C chết trước A. A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X .
2. C chết trước A . D chết sau A (chưa kịp nhận di sản )
3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản
Đáp án tham khảo
Di sản ông A để lại là 900 triệu.
Trường hợp 1. C chết trước A. A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X.
A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X. Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015). Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (là 200 triệu). Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu và phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu).
Trường hợp 2. C chết trước A, D chết sau A. A chết không để lại di chúc.
A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, D, C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau là 300 triệu.
Do C chết trước A nên con của C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo điều 652 BLDS 2015).
D chết sau A, nếu A để lại di chúc thì sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc. Còn nếu A chết không để lại di chúc (hoặc phần tài sản mà D được nhận từ di sản của ông A không được định đoạt trong di chúc) thì di sản A để lại sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B (mẹ D), anh N (chồng D), K (con D) sẽ được chia theo pháp luật mỗi người một phần bằng nhau.
Trường hợp 3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản.
Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ di sản của anh C để lại (theo điều 619 BLDS 2015).
Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng ½ di sản của ông. Theo đó, K được thừa kế 450 triệu của ông A. Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).
Theo đó, phần di sản này sẽ được chia cho bà B = C = D = 150 triệu. Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C.
Khi chia thừa kế trong trường hợp này, bà B là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (theo điều 644 BLDS 2015). Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp luật không đảm bảo cho bảo cho bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần thiếu (50 triệu) sẽ được lấy từ phần mà K được hưởng theo nội dung di chúc.
Tình huống 10.
A, B kết hôn năm 1950 có 4 con chung C,D,E,F. Vào năm 1957, A – T kết hôn có 3 con chung H,K,P. Năm 2017, A, C qua đời cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Vào thời điểm C qua đời anh đã có vợ và 02 con G,N. Sau khi A qua đời để di chúc lại cho C ½ di sản, cho B,T mỗi người ¼ di sản. Sau khi A qua đời B kiện đến tòa xin được hưởng di sản của A. Tòa xác định tài sản chung A,B=720 tr , A,T= 960 tr. Chia thừa kế trong trường hợp trên?
Đáp án tham khảo
Ông A mất năm 2017, di sản A để lại là 840 tr (trong đó: 360 tr trong khối tài sản chung với bà B + 480 tr trong khối tài sản chung với bà T). Do cuộc hôn nhân của ông A với bà B, ông A với bà T được xác lập trước thời điểm Luật hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực (13/01/1960 ở miền Bắc, 25/03/1977 ở miền Nam) nên việc có nhiều vợ, nhiều chồng không trái pháp luật (được coi là hợp pháp).
Ông A mất để lại di chúc cho C ½ di sản (=420 triệu); B,T mỗi người ¼ di sản (B=T= 210 triệu). Do C chết cùng thời điểm với A nên phần di chúc A để lại cho C không có hiệu lực pháp luật (điều 643, 619 BLDS 2015) và được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015). Theo đó, B, C, D, E, F, T, H, K, P là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A, mỗi người một phần bằng nhau là 52,5 triệu (C đã mất nên con của C là G, N là người được hưởng thừa kế thế vị của C (điều 652).
Ông A chết cùng thời điểm với C nên ông A không được hưởng thừa kế của C (điều 619 BLDS 2015). Nếu C chết không để lại di chúc thì di sản mà C để lại được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).
Ad cho e hỏi ở tình huống 2 nếu chia 2 /3 của một suất cho các con thì 2/3 nhần với bao nhiu ạ
Tài sản của A với H là 600 triệu thì trong đó tài sản của A là 300 triệu (tài sản chung theo phần. Mỗi người 50/50). Tuy nhiên tài sản này của A lại nằm trong thời kỳ hôn nhân với bà B nên tài sản chung của A và B là 200 triệu + 300 triệu của A với H = 500 triệu.
Suy ra. di sản của A là 250 triệu (500 triệu/2).
Do đó 2/3*250 triệu bạn nhé!
Thân ái
ad ơi ở đây phải là 2/3*50 chứ ạ. Vì luật quy định là 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Ông A có 5 người thừa kế theo phap luật (B C D E F) => một suất thừa kế=250/5=50 => 2/3 một suất thừa kế= 2/3*50
AD GIẢI GIÙM EM BÀI VỚI ĐƯỢC K Ạ
Đoạn sau làm sao nữa bạn.
đúng đó bạn ah
hình như Admin bị nhầm phải ko ạ 2/3 *50 triệu chứ đâu phải 2/3 của di sản (250 triệu). Admin cho ý kiến để mọi người xem làm bài cho đúng. trân trọng cảm ơn
Ad cho em hỏi tính 2/3 suất của E và F ntn ạ
Đúng rồi 2/3 của một suất thừa kế là 2/3*(250/5) nhé!
Em có thắc mắc ạ:
ở tình huống hai, ông A chưa ly hôn vợ lại sống chung như vợ chồng với bà H như vậy rõ ràng là trái pháp luật thì làm sao xác minh hai ngươi con chung của A &H có quyền hưởng di sản và tại sao lại chia tài sản chung với bà H theo tỷ lệ 1:1 như với bà B,mặc dù bà H không là vợ hợp pháp. Đông thời tài sản chung với B thì phải chia hai là 100 triệu chứ ạ?
Về nội dung: Các con chung của A và H là con của A. Mà con của A thì được hưởng di sản (nếu không thuộc các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế)
Về hình thức: Việc chứng minh của chung của A và H có phải là con của A hay không lại là vấn đề khác bạn nhé, vấn đề này không cần phải được chứng minh nếu các bên đều thừa nhận/không có tranh chấp.
Tài sản chung với bà H của ông A được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà B nên có thể coi là tài sản chung của A&B nên bị chia hai nghĩa là (600:2):2 và tài sản chung với bà B cũng phải chia đôi nghĩa là 200:2. Theo đó di sản của ông A sẽ là 225 triệu.
Admin suy nghĩ thế nào ạ?
Đúng rồi bạn nhé! Tài sản chung của ông A và bà H là 600 triệu (sở hữu chung theo phần, mà do đề tài không nói gì thêm hoặc các bên không chứng minh được tỷ lệ góp công sức của mình vào tài sản chung này, thì coi như là tỷ lệ sở hữu là 1:1). Nên phần của ông A là 300 triệu (600 triệu/2). Mà tài sản này, ông A tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân với bà B, nên được xem là tài sản chung của vợ chồng ông A và bà B… Read more »
Cám ơn Ad ạ.
Chúc bạn ngày mới tốt lành và thật nhiều niềm vui!
đúng rồi đấy bạn ạ . giả dụ bố bạn có con riêng thì đứa con riêng đó vẫn được hưởng di sản của bố bạn ko phân biệt trong hay ngoài giá thú.
“Giả dụ” khiếp quá. Hehe
Tình huống 4.
Tôi có một số thắc mắc.
Vậy kết quả anh Hảo được hưởng di sản (1 tỷ 200 triệu + 560 triệu) hay chỉ 1 tỷ 200 triệu.
Hay do anh Hảo hưởng theo di chúc 1 tỷ 200 triệu > 2/3 suất thừa kế nếu toàn bộ tài sản chia theo pháp luật nên không hưởng thêm 560 triệu. Nếu vậy thì 560 triệu này ai sẽ hưởng (nếu trong phần di sản không được định đoạt, phần di sản không có hiệu lực vẫn chia cho anh Hảo).
Cám ơn Ad !
theo mình là người này được hưởng cả phần di chúc và pháp luật nên hảo sẽ đc hưởng 1 tỷ 200 + 560tr
với lại anh hảo không nằm trong đối tượng được hưởng theo điều 644
Theo mk nếu mà Hảo mà dc chia 1/2 là quá 2/3 một suất rồi ko dc lấy thêm 560 triệu kia nữa theo điều 669 bộ luật dân sự nhưng thế thì chia kiểu j n
Em có bài tập như này mà làm mãi không ra ạ, nhờ Ad giúp em với 🙂 Ông A kết hôn với bà B và có con chung là C,D. Trong đó C sinh năm 1976 , D sinh năm 1980. Biết rằng C bị mắc bệnh tâm thần từ nhỏ. Năm 2000, D lấy vợ là E và sinh được 3 người con: F,G,H. Năm 2012, bà B mất. Năm 2015, anh D gặp tai nạn giao thông và không qua khỏi trên đường đi cấp cứu. Yêu cầu: Chia di sản của anh D, biết rằng ngôi… Read more »
Bài này dễ mà, dạng này mấy bài trên cũng tương tự đó nha bạn!
ad giải giùm mình bài tập với được k vậy ad
Ad cho em hỏi: người thừa kế chết trước người để lại di sản thì mẫu số chung để chia 2/3 suất thừa kế có tính đến họ nữa không ạ? Và phần di tặng thì không rút để chia cho những người thừa kế đúng không ạ?
Ví dụ: tình huống số 9, C chết trước A. Khi chia thừa kế cho B thì vẫn tính cả người chết trước ạ? B= 2/3 × (900/3 [B,C,D]) =200 tr ạ
B chết trước nên chia TK trước. Di sản của B là 500tr, k có di chúc nên chia tk theo pháp luật cho A C D mỗi người được 167tr.
D chết, di sản có 50tr + 167tr là 217tr. K có di chúc, chia theo pl, cho A B E F G H là những ng TK hàng thứ nhất. Mỗi người đc 36tr.
Câu này dùng BLDS 2005 bạn nhé
tại sao lại chia di sản của D cho B ạ … B chết trước rồi mà???
Em xin phép hỏi Admin la khi nào áp dung điều 644 BLDS 2015,” người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.ở tình huống 9, trường hợp 1.
Các bài này do cộng tác viên giải nên ad cũng không rõ lắm! Không biết Lâm có ý kiến gì khác với ý kiến trên của tác giả không?
trong tình huống 9 nếu sau khi chia cho K 450tr. rồi chia cho B theo điều 644 thì B được 200tr. còn lại 250tr chia đều cho (X;Y) và D mỗi ng 125tr. mình thấy chia như này tôn trọng ý chí của ng lập di chúc hơn so với việc lấy 50tr trong phần của K cho bà B. xin mn cho ý kiến ạ
Mình cũng thấy vậy, và kh biết cơ sở pháp lý nào để lấy từ phần của K bù qua cho bà B !!!
Ad cho mình hỏi trong tình huống 3. Nếu cho bà B nhận đủ 600tr thì tiền này sẽ lấy từ đâu. Từ hai người con hay lấy từ hội chữ thập đỏ. Hay lấy mỗi bên một phần theo tỷ lệ phần được hưởng di sản trong di chúc?
Cái này trong thực tế còn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Các bên tự thỏa thuận chia ntn thì chia như vậy nha bạn. Còn luật không có điều chỉnh cụ thể vấn đề này nha bạn!
vậy nếu gặp phải tình huống này trong đề thi thì sao? nên trừ bên nào dc ạ?
Chào ad,
Cho em hỏi phần di sản được dùng vào thờ cúng hoặc di tặng có bị cắt giảm để chia cho người được hưởng thừa kế bắt buộc không ạ?
Cảm ơn ad!
Theo điều 645 và 646 blds 2015 thì di sản dùng để thờ cúng hoặc di tặng k chia thừa kế bạn nhé. Kể cả trong trường hợp người hưởng tk k phụ thuộc nội dung di chúc hay tk theo pl
ad ơi , làm sao để tải về ạ :((
Bạn học online nhé! Cùng học tập, thảo luận với mọi người, cùng xây dựng dethiluat.com nhé!
ad cho em hỏi ở tình huống số 2: khi chia tỉ lệ để xác định xem ai phải trích ra bao nhiêu cho E và F thì những người phải trích ra ở đây chỉ là những người được hưởng thừa kế theo di chúc thôi ạ hay là phải cả những người hưởng thừa kế theo pháp luật nữa ạ. Ví dụ như theo em làm thì là: cái 62,5 triệu còn lại chia theo pháp luật là chia cho (B,C,D,E,F) mỗi người được 12,5. vậy E và F còn thiếu khoảng 20,83 triệu nữa. số tiên này… Read more »
Chắc để các bạn đọc khác cùng giải đáp thắc mắc tới bạn!
theo mik số tiền này dc trích ra từ b,h
Trích từ các phần thừa kế chia theo di chúc và cả pháp luật bạn nhé. Tức là trích từ cả B,H,C,D vì để đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng được chia thừa kế không thể chỉ trích từ người được chia di chúc vì số tiền thiếu của E,F thực ra làm tăng giá trị thừa kế theo PL thì số tiền của những người được hưởng theo PL từ đó cũng tăng lên nên phải khấu trừ từ những người đó luôn.
Add ơi, ở tình huống 2 mình ko hiểu.
tại sao tài sản giữa A và H chia đôi, còn tài sản giữa A và B ko chia 2 như A và H.
Chào bạn, bài tập này do CTV của dethiluat.com giải nên ad cũng không biết nữa!
tài sản chung của A và H bằng 600tr chia đều mỗi người 300tr.
300tr của ông A là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân với bà B nên tổng tài sản chung lúc này của A và B sẽ là : 200 + 300 = 500tr. suy ra tài sản của ông B= 500 : 2 = 250tr bạn nhé.
em muốn hỏi cách giải bài này được không ạ? – Ông A bà B kết hôn với nhau có hai người con là C,D năm 2004 ông A bỏ nhà đi chung sống với bà H như vợ chồng và có con chung là E và F năm 2016 ông A viết di chúc chia cho bà B 1/2 di sản, bà H 1/4 di sản . Năm 2017 ông A chết tài sản chung giữa A và B là 800 triệu đồng giữa A và H là 2 tỷ 400 triệu đồng. Hãy chia di sản của ông… Read more »
tài sản của A là 1 tỷ
theo di chúc thì B = 500tr
H = 250 tr
còn 250 tr chia theo pl: B = C = D = E = F = 250/5 = 50 tr
do 2004 A bỏ nhà đi mà đến năm 2017 ông A chết nên E và F chưa thành niên nên được hưởng 2/3 suất thừa kế ( E=F=133,3 tr) được trích từ b,h
Bạn oi
Cho e hỏi trong tình huống 4 tại sao sau khi chia theo pháp luật tại sao lại dùng 644 để bảo vệ quyyenf lợi cho ông Quảng, Tiếu, hảo, hiều,hạo ạ.
Cám ơn mọi người!
vì 560 tr mà những người này được hưởng đều đã lớn hơn 2/3 suất thừa kế rồi nhé b
em có bài này nhờ mọi người tư vấn giúp Ông A bị tòa án tuyên bố chết vào tháng 01/2015. Tài sản riêng của ông A là căn nhà có trị giá 100 lượng vàng chia thừa kế cho B là vợ của A, C là con của A.C và B đã thỏa thuận với nhau là c giao toàn bộ ngôi nhà cho B còn B phải đưa cho C 50 lượng vàng. Tháng 6/2015 B đã kết hôn với D và tháng 8/2015 B đã bán ngôi nhà trên cho e với giá 110 lượng vàng và… Read more »
chỉ trích từ những người hưởng theo di chúc thôi bạn nhé.
bạn ơi cho mình hỏi tình huống số 10 , còn tại phần di chúc cho C là 420 tr chia theo tháp luật cho 9 người theo hàng thừa kế thứ 1 như bài giải nhưng vì sao ra được 52.5 tr
ở tình huống 3 mình lấy phần nào bù cho bà B vậy AD??
Mọi người ơi cho em hỏi là khi chồng chết mà vợ dùng tiền riêng để lo mai tán cho chồng thì khi chia di sản mình có trích tiền từ di sản của chồng mà trả lại cho vợ không? em cảm ơn ạ!!
Có bạn nhé!
Số tiền mai táng sẽ trích theo tỷ lệ hưởng di sản từ người thừa kế nhé!
số tiền thiếu sẽ trích ra theo tỷ lệ từ người thừa kế theo di chúc nhé
ad cho em hỏi tinh huống 1o nêu A và T sông chung với nhau thì tài sản của ông a tính s ạ
Bạn xác định xem hôn nhân của A và T có được công nhận không để xác định loại quan hệ sở hữu nhé!
Từ đó mới xác định cách chia di sản của ông A được bạn nhé!
nhờ mọi người giải hộ bài này với ạ: Ông Nông và bà Sản có 4 người con: 2 người con trai là anh Tuấn và anh Tú và 2 người con gái là chị An và chị Bình. Ông Nông và bà Sản có tài sản chung là : 01 căn nhà 3 tầng trên mảnh đất 150 m2 trị giá 1,2 tỷ đồng và một mảnh đất khác 200m2 (bao gồm cả đất ở và đất vườn) trị giá 800 triệu đồng. Năm 2009 khi cả 4 người con đã xây dựng gia đình, ông Nông và bà… Read more »
Bạn phải xác định được việc cho các con tài sản được tuyên bố bằng miệng có phải là “di chúc” không? Có hiệu lực pháp luật không?
Nếu có di chúc thì phải chia theo di chúc
Nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật bạn nhé!
Thân ái và chúc một ngày tốt lành!
Ad ơi cho mình hỏi nếu đề bài cho ông A có 1số tài sản thì khi chia thừa kế tài sản đó là của riêng A hay của cả vợ chồng ạ
Thường thì hiểu theo hướng là tài sản riêng nhé!
Lúc đó có thể hiểu là ông A để lại di sản là….
Hoặc Vợ chồng ông A có khối tài sản chung là…
Tại thời điểm năm 2013, vợ chồng ông A và Bà B có 2 đứa con chung là G( 30 tuổi, có vợ và 1 đứa con trai 2 tuổi), H (con gái 16 tuổi, đang đi học) và tạo lập khối tài sản chung có giá trị 3 tỷ đồng. Cũng năm đó biết mình bị bệnh không thể qua khỏi, bà B để lại di chúc cho con trai của G 1/3 tài sản của mình. Cuối năm 2013 bà B chết. Năm 2015 ông A, sống chung như vợ chồng với bà M, hai người cùng nhau… Read more »
AD ơi em có bài tập muốn hỏi ạ:
A và B kết hôn hiựp pháp, có 3 người con C,D,E(chưa đủ 18t). Năm 1985, C kết hôn hợp pháp với N sinh H,K. Năm 1999, B chêt có để lại di chúc hợp pháp cho M hưởng 100 triệu đồng. Biết di sản B để lại là 500 triệu. Chia di sản thừa kế của B
Bài này dễ mà, bạn đọc luật và hiểu luật là có thể giải được!
Ngoài ra, có thể tham khảo 10 tình huống bên trên để tham khảo các bước giải và lập luận nhé!
Thân ái và chúc một ngày tốt lành!
Admin Sửu Ka
cho e hỏi ở tình huống 2, B và H sẽ trích phần tài sản của mình cho E và F theo tỉ lệ bao nhiêu và có căn cứ nào để xác định Ko ạ?
Lấy theo tỷ lệ di sản mà B và H được hưởng! Bà B được hưởng 1/2 di sản, bà H được hưởng 1/4 di sản! Thì tỷ lệ di sản của Bà B/Bà H = 2/1
Ví dụ: E và F được hưởng “x” phần di sản để được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì di sản này lấy 2 phần của bà B và thêm 1 phần của Bà H để chi trả.
CTV – Minh Hùng
ad ơi tại sao bà B không có quan hệ gì với E.F mà vẫn phải chia di sản cho E.F ạ
Chào ad
Ad cho em hỏi z phần của bà B mình phải chia ra làm mấy phần để mình có thể lấy 2 phần ạ tương tự phần của bà H cũng phải chia ra làm mấy phần ạ. Em cảm ơn
Vợ chồng anh hùng có mua mảnh đất canh tác với giá 600tr và thỏa thuận trả dần trong nhiều năm . Việc giao nhận số tiền được lập thành giấy viết tay . Cuối năm 2017 , vợ chồng anh hùng trả nốt hêt hêt số tiền cho cha me anh hùng. Hai bên đã ra phòng công chứng ki tên , sang tên với hình thức cho tặng . Sau đó 1 tháng cha anh hùng không có khả năng chi trả nhiều khoản nợ . Các chủ nợ cho rằng mảnh đất trên cha anh hùng muốn… Read more »
ad cho em hỏi 1 câu thắc mắc ạ:năm 1970 Công và Tác kết hôn và 2 vợ chồng tạo dựng ngôi nhà và có 4 người con Giáo Dục Chính Trị.năm 2000 anh Giáo kết hôn với chị Hội và có 2 người con là Hòa(2001) và Bình(2003)trong quá trình chung sống tạo được 2 tỷ đồngcó thời gian anh Giáo ăn chơi cờ bạc và vay ngân hàng 250 triệu.Hãy chia thừa kế trong 2 trường hợp sau: Trường hợp 1:năm 2017 ông Công và anh Giáo chết.ông công có viết di chúc để lại cho Giáo và… Read more »
công và tác có ngôi nhà t.8 tỷ.mong mọi người giúp đỡ thắc mắc của em ạ
công và tác có ngôi nhà 1.8 tỷ
Sr bạn! Mình chỉ giải đáp các thắc mắc đối với phần bài giải trong các tình huống trên thôi!
Chúc một ngày tốt lành!
giải giùm mk với ạ mk k hiểu lắm ĐỀ BÀI ông bà long an có 3 người con nghĩa hoa quang nghĩa lấy vợ là tinh có con là sơn hoa lấy chồng có 2 đứa con là bình và linh quang lấy vợ là mai ông long bị nghĩa đánh bị thương tật à 20%bị kết án 16 tháng tù tháng 6 năm 2016 ông long qua đời do ốm nặng di chúc của ông được lập tháng 3 2015 và phân định tài sản với nội dung sau vợ là bà an được hưởng 600tr con đẻ… Read more »
Mình chỉ giải đáp các thắc mắc đối với các tình huống bài tập trên thôi! Sr bạn!
A giải chi tiết tình huống 2 cho e đc k ạ
Ở tình huống 2 theo tôi phần di sản ko định đoạt là 62triệu 500 chia theo pháp luật mỗi người đc 12 triệu 500. Vì E và F chưa thành niên nên đc hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (2/3*(300 triệu +200 triệu)/5) = 66triệu 666. do vây phần còn thiếu của E : và F là 66 triệu 666 – 12 triệu 500 = 54 triệu 166 phần này trích từ bà A và H theo tỷ lệ.cụ thể Tổng số tiền còn thiếu là (E và F) 54 triệu 166 x2 = 108… Read more »
Cảm ơn bài giải của Cao Bang. Rất hay và chi tiết. Nhưng khi làm bài nhớ ghi căn cứ pháp luật nữa nhé!
Ở tình huống 10 hàng thừa kế thứ nhất của A là 9 ng thì phải là 420tr : 9 = 46.67tr chứ sao lại là 52.5tr nhỉ
Do A chết cùng thời điểm với C nên phần di chúc của A cho C không có hiệu lực pháp luật nên 420tr :8 = 52.5 tr
Căn cứ pháp lý: Điều 643 + 619 Bộ luật dân sự 2015
em cảm ơn AD và mọi người đóng góp cho những tình huống ạ!
Hãy truy cập web và học tập thường xuyên nha!
Bài tập phân chia tài sản thừa kế Em có bài tập này muốn nhờ anh chị giúp đỡ ngay bây giờ ạ -.- “Anh Kẹo có vợ là chị Ngọt, có đứa con 2 tuổi là Đà và đứa còn lại là Quý năm nay 21 tuổi đang học đại học. Anh Kẹo có lập di chúc sẵn bao gồm tiền riêng 300tr, tiền trong khối tài sản chung đã chia của vợ chồng là 450tr. Anh để lại cho Đà 300tr, Quý là 100tr và cô bạn gái Ngào 350tr. Hôm sóng thần ở Hải Phòng, anh Kẹo… Read more »
Ở tình huống 10 mỗi người đc 52.5 tr là tính sao vậy mọi người mình ko hiểu j hết
Ở tình huống 10 mỗi người được 52.5 tr là tính ntn vậy ak???
Ad ơi. Tình huống 4, khi ông Đại chết thì theo điều 66 Luật Hôn nhân gia đình thì 4 tỷ đó phải chia 2. Di sản của ông Đại chỉ còn 2 tỷ thôi chứ sao lại 04 tỷ vậy?
Ad ơi giúp e bài này với: Vinh và Quyên là 2 vợ chồng họ có 3 con chung là Bình sinh năm 1992, Hải và Ngọc sinh đôi năm 2006. Do bất hòa, Vinh và Quyên đã ly thân, Bình ở với mẹ còn Hải và Ngọc sống với bố. Bình là đứa con hư hỏng tuy đi làm có thu nhập cao nhưng luôn có những hành động ngược đãi, hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi. Sau 1 lần mơ trộm két ăn cắp 200tr của bà Quyên, Bình đã bị tòa ân kết án về… Read more »
về tình huống 1,E là vợ của D,D chết.Vậy tại sao E ko được chia di di sản thừa kế ạ
Anh chị cho hỏi: Ông A Bà B có 4 con chung bà B còn mẹ đẻ. Bên nhà bà B có 4 chị em trong đó 2 người đã chết có 5 cháu. có 1 cháu đã chết. cháu chết có 2 chắt. Vậy khi bà B chết di sản đươ]cj chia như thế nào . sau đó mẹ bà B cũng chết thì phần di sản mẹ bà B được hưởng sẽ chia như thế nào? Xin cám ơn
Giả sử ông H và bà T là vợ chồng hợp pháp và có 2 người con là C và D.Năm 2000 ông H đi công tác quen bà K và có con chung là Q.Năm 2011 bà T qua đời không để lại di chúc.Tiếp đó 1 năm ông H cũng qua đời và không để lại di chúc.Năm 2017 họ khởi kiện ra toà để chia tài sản
Biết rằng ông H và bà T có căn nhà trị giá 600trieeuj và ông H có tài sản riêng là 80 triệu
Vậy chia tài sản nhue nào ạ
giả sử phần tài sản chung của ông H và bà T là như nhau => di sản của bà T là 300tr do bà T chết không để lại di chúc => chia thừa kế theo pháp luật. trường hợp này không nhắc đến bố mẹ bà T nên ko xem xét. số người đủ tư cách thuộc hàng thừa kế t1: ông H, C,D chia di sản của bà T: 300/3=100tr. di sản ông H để lại = 300 +100+80 = 480tr ông H ko để lại di chúc => chia theo pháp luật. số người được hưởng… Read more »