Bài tập tình huống môn Luật Ngân hàng có lời giải
Bài tập:
CTCP Tân Hoàn Cầu xây dựng nhà xưởng tại Quận 12, Tp.HCM
– Tuy nhiên do thiếu vốn để xây dựng, công ty Tân Hoàn Cầu đã nộp đơn xin vay 20 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Nga Úc
– Ngân hàng thương mại Nga Úc đã yêu cầu CTCP Tân Hoàn Cầu cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên
– CTCP Tân Hoàn Cầu đã nhờ ông Hoàng, là cổ đông đang nắm giữ 5% cổ phần của NHTMCP Nga Úc dùng quyền sở hữu 10 ha đất tại Hóc Môn, Tp.HCM làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên.
Hỏi:
a – Việc ông Hoàng dùng quyền sử dụng lô đất 10 ha tại Hóc Môn, Tp.HCM đảm bảo cho khoản vay nêu trên là đúng hay sai theo qui định của pháp luật? Tại sao?
b – Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Việc đăng ký giao dịch đảm bảo này sẽ đem lại cho ngân hàng Nga Úc quyền và lợi ích gì?
c – Giả sử, ông Hoàng muốn vay vốn tại Ngân hàng Nga Úc và dùng cổ phiếu của Ngân hàng Nga Úc làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình được hay không? Tại sao?
——–o0o——–
Trả lời:
a – Việc ông Hoàng dùng quyền sử dụng lô đất 10 ha tại Hóc Môn, Tp.HCM đảm bảo cho khoản vay nêu trên là đúng.
– Vì tài sản này thỏa mãn các điều kiện: tài sản có thật, tài sản thuộc sở hữu của ông Toàn, tài sản không bị hạn chế chuyển nhượng.
– Ngoài ra, ông Hoàng mặc dù là cổ đông lớn nhưng ông không phải chủ thể đi vay mà chỉ là bên thứ ba bảo đảm cho khoản vay của người đi vay.
– Vì vậy pháp luật không cấm .
b – Giao dịch trên cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm
– Vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 NĐ 163/2006/NĐ-CP thì:
“Điều 12. Đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;
d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định…“
do đây là trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm
– Việc đăng ký này đem lại cho NH nhiều lợi ích: đảm bảo tính hiệu lực của giao dịch bảo đảm, đảm bảo thứ tự ưu tiên thanh toán, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng, đặc biệt việc này có thể hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
c – Giả sử, ông Hoàng muốn vay vốn tại Ngân hàng Nga Úc và ông muốn được dùng cổ phiếu của mình tại Ngân hàng Nga Úc làm tài sản bảo đảm, thì ông Hoàng không được dùng cổ phiếu của Ngân hàng Nga Úc làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình, việc này trái với các quy định của pháp luật bởi lẽ:
– Vì theo khoản 5 Điều 126 Luật các TCTD 2010 thì:
“5. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.”
– Quy định này nhằm đảm bảo sự an toàn cho TCTD khi cấp tín dụng. (Liên hệ với vụ án của Bầu Kiên)
Nguồn: Long Hải sent to dethiluat@gmail.com