Bài tập môn Pháp luật chủ thể kinh doanh và phá sản
Bài tập 1:
Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP Khánh Ngọc có 7 thành viên. HĐQT này họp để xem xét quyết định một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Quyết định chào bán 400.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền chào bán của công ty đồng thời quyết định phát hành 700.000 trái phiếu với mệnh giá 1.000.000 đồng với thời hạn 3 năm để huy động vốn.
Thứ hai, Xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên hội đồng quản trị đối với ông Quyền vì ông này đã không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 6 tháng liên tục.
Giả định rằng: Điều lệ công ty cổ phần Khánh Ngọc không có quy định khác.
Bằng các quy định của LDN 2014:
1 – Anh chị hãy cho biết những việc mà HĐQT công ty này dự định thực hiện có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
2 – Giả sử tại cuộc họp có 4 thành viên HĐQT dự họp, 2 thành viên không dự hợp có gửi phiếu biểu quyết (một người đồng ý với các nội dung của cuộc họp, một người phản đối) đến cuộc họp đúng quy định.
Khi thông qua nghị quyết (về những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT) thì có 2 thành viên (một là Chủ tịch hội đồng, một là ủy viên của hội đồng quản trị) tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý, 2 thành viên tại cuộc họp bỏ phiếu không đồng ý.
Anh chị hãy cho biết cuộc họp HĐQT công ty này có được tiến hành hợp lệ không? Nghị quyết của HĐQT có được thông qua không? Vì sao?
Bài tập 2:
Công ty A là công ty hợp danh có 2 thành viên hợp danh là ông X và bà Y. Sau một thời gian hoạt động, công ty A dự định tăng vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, cả ông X và bà Y đều không có khả năng góp thêm vốn và cũng không muốn chia sẻ quyền quản lý công ty cho người khác.
Hỏi:
Hãy cho biết làm cách nào công ty có thể tăng vốn điều lệ mà vẫn đáp ứng được nguyện vọng của ông X và bà Y?
Sau khi tăng vốn điều lệ được một thời gian, ông X và bà Y muốn chuyển đổi công ty A thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty sang các lĩnh vực kinh doanh mới. Hỏi việc chuyển đổi này có thể thực hiện được không? Vì sao?
Bài tập 3:
Tháng 9 năm 2015 Tòa án nhân dân tỉnh C đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với CTCP A. Theo các giấy tờ đòi nợ gửi đến Tòa án đúng hạn, danh sách gồm 20 chủ nợ với tổng số nợ là 12.9 tỷ đồng.
Cụ thể như sau:
1 – Hai chủ nợ có bảo đảm với số nợ là 8 tỷ
2 – Một chủ nợ có bảo đảm một phần với số nợ là 900 triệu, trong đó phần có bảo đảm là 700 triệu.
3 – Mười bảy chủ nợ không có bảo đảm với tổng số nợ là 4 tỷ đồng.
Câu hỏi: Hội nghị chủ nợ được triệu tập thì anh chị hãy căn cứ vào danh sách chủ nợ để xác định điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ.
Bài tập 4:
Trong công ty Luật hợp danh A có năm thành viên hợp danh là B, C, D, E và F và hai thành viên góp vốn là G và H. Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp lý sau:
B muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người khác, việc chuyển nhượng này nếu được Hội đồng thành viên công ty hợp danh A họp đồng ý.
Thì B có được chuyển nhượng vốn không, vì sao?
Hội đồng thành viên công ty A họp và quyết định bổ nhiệm G làm giám đốc công ty. Việc này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
Năm 2014 công ty này bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu cầu I, là thành viên hợp danh cũ của công ty đã bị khai trừ khỏi công ty vào năm 2012 phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.
Yêu cầu này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
Luật sư D (thành viên hợp danh của công ty) đã ký kết hai hợp đồng tư vấn pháp luật: một hợp đồng ký nhân danh công ty với mức phí là 500 triệu đồng và một hợp đồng ký với tư cách cá nhân luật sư D với mức phí 300 triệu đồng.
Bằng các quy định của LDN 2014, anh/chị cho biết ý kiến của mình về các tình huống trên
Bài tập 5:
Cty TNHH Thiên Minh có 3 thành viên là Minh (góp 40%), Thiên (góp 40%) và Hòa (góp 20%) được sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp GCNĐKDN vào năm 2010. Vào tháng 10.2014 để mở rộng sản xuất kinh doanh, Cty này đã ký hợp đồng vay của 3 thành viên mỗi người 500 triệu đồng không có tài sản bảo đảm với thời hạn trả nợ là 1 năm kể từ ngày vay. Đến thời điểm hiện nay ông Minh và Ông Thiên đã nhận đủ 500 triệu nhưng ông Hòa mới chỉ nhận được 300 triệu.
Ông Hòa muốn bạn tư vấn cho ông Bằng cách trả lời một số các câu hỏi sau:
1 – Ông Hòa đọc LPS 2014 và thấy rằng theo luật này thì thành viên Cty TNHH không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với Cty, vì vậy ông phân vân không biết ông có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Cty Thiên Minh hay không?
2 – Nếu ông Hòa có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với Cty Thiên Minh thì ông phải nộp đơn ở đâu?
3 – Nếu Cty Thiên Minh bị tuyên bố phá sản thì ông Hòa có thể được thanh toán như thế nào?
Bài tập 6:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) X có 5 thành viên góp vốn thành lập. Theo quy định tại Điều lệ công ty, chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Các thành viên cũng đã thống nhất cử ông A làm chủ tịch hội đồng thành viên và ông B, một trong các thành viên còn lại của công ty làm giám đốc công ty. Ông A đồng thời là một trong các sáng lập viên của công ty cổ phần Y, số cổ phần mà ông A nắm giữ tại công ty cổ phần Y chiếm 15% vốn điều lệ của công ty này.
Công ty X dự định ký 1 hợp đồng với công ty Y theo đó công ty Y sẽ cung cấp một dây chuyền thiết bị cho công ty X trị giá trên 5 tỷ đồng Việt Nam. Theo anh/chị, công ty X và công ty Y phải thực hiện thủ tục gì để ký hợp đồng trên?
Kết thúc năm tài chính 2014, HĐTV công ty X đã thông qua quyết định sử dụng 50% khoản lợi nhuận sau thuế của công ty cho các thành viên, số lợi nhuận còn lại sẽ sử dụng để đầu tư thực hiện một dự án mới của công ty. Theo cam kết góp vốn tại thời điểm thành lập doanh nghiệp nào năm 2013, ông B sẽ góp 30% vốn điều lệ của công ty với thời hạn 2 năm kể từ ngày công ty được cấp đăng ký kinh doanh.
Tại thời điểm chia lợi nhuận năm 2014, ông A mới góp được % số vốn mà ông cam kết góp. Hỏi việc chia lợi nhuận năm 2014 cho ông B sẽ được xác định như thế nào? Giải thích.
Nguồn: Ngân hàng đề thi HCMULAW
Tiếp theo: Bài tập tình huống môn Luật Doanh nghiệp 2014