Bài tập môn chủ thể kinh doanh và phá sản
Bài tập 1:
Ngày 01.02.2015, TAND huyện X ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với CTCP Phước Nga. Ngày 14.02.2015, CTCP Phước Nga báo cáo với Quản tài viên để thanh toán các khoản nợ đến hạn và trả lương cho người lao động cụ thể như sau:
1 – Nợ bà M số tiền 500 triệu đồng (không có bảo đảm), thời hạn thanh toán là ngày 10.12.2014
2 – Nợ ngân hàng X 700 triệu đồng. Khoản nợ này được thế chấp bằng 100 tấn cà phê trị giá 1 tỷ đồng. Thời hạn thanh toán là 21.01.2015
3 – Nợ lương người lao động 300 triệu đồng.
Giả sử anh chị là quản tài viên tham gia vụ việc Phá sản này, anh chị sẽ xử lý báo cáo của CTCP Phước Nga như thế nào? Biết rằng tại thời điểm quản tài viên nhận được báo cáo, thẩm phán chưa triệu tập hội nghị chủ nợ lần nào.
Bài tập 2:
Ông A và bà B là cổ đông của CTCP X. Công ty có 1.500.000 cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi. Ông A sở hữu 5%, bà B sở hữu 20% tổng số cổ phần của Cty.
Hỏi:
1 – Ông A, bà B có bao nhiêu phiếu biểu quyết để tham gia bầu thành viên HĐQT Cty X nếu số thành viên HĐQT là 3 và số ứng viên được đề cử là 5 (Điều lệ cty X không có quy định khác LDN 2014 về vấn đề này)
2 – Sau 5 năm hoạt động, tổng số cổ đông của CTCP X là 12 cổ đông, gồm 10 cổ đông là cá nhân và 2 cổ đông là tổ chức. Cty TNHH Y sở hữu 15% tổng số cổ phần, CTCP K sở hữu 5% tổng số cổ phần của CTCP X. Theo quy định của LDN 2014 thì cty này có bắt buộc phải có Ban kiểm soát không? Vì sao?
Bài tập 3:
Công ty TNHH Q có 5 thành viên. Các thành viên có số vốn góp như sau: Ông A góp 50 triệu, ông B góp 100 triệu, ông C góp 200 triệu, ông D góp 80 triệu và ông E góp 70 triệu.
Trong một cuộc họp hội đồng thành viên của Công ty Q, chỉ có ông B và ông C tham dự. Cuộc họp bàn về việc bán một tài sản của công ty trị giá 1 tỷ đồng nhưng chỉ ông C biểu quyết tán thành.
Căn cứ vào các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, hãy cho biết cuộc họp hội đồng thành viên công ty Q nêu trên có hợp lệ không và nghị quyết của HĐTV có được thông qua không? Giải thích.
Sau khi công ty Q hoạt động được 5 năm, trong nội bộ các thành viên có một số mâu thuẫn, Ông D muốn rút vốn ra khỏi công ty. Hỏi làm cách nào để ông D có thể ra khỏi công ty và chấm dứt tư cách thành viên của mình?
Bài tập 4:
Cty TNHH Hải Phong đầu tư 1 tỷ đồng thành lập Cty Hải Minh và cử 3 người là ông Nam, ông Thành và bà Hương đại diện quản lý vốn ở Cty Hải Minh.
Vào tháng 10.2014, ông Nam bán cho Cty Hải Minh một chiếc oto với giá 200 triệu đồng. Cty Hải Minh đã vay 200 triệu từ Cty Hải Phong để trả cho ông Nam. Mặc dù thời hạn trả nợ theo hợp đồng vay là 1 năm kể từ ngày 01.10.2014 tuy nhiên đến tháng 03.2015 Cty Hải Minh đã trả hết số nợ 200 triệu cho Cty Hải Phong.
Tháng 10.2015 Cty TNHH Hải Minh bị Tòa án có thẩm quyền mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của một chủ nợ.
Anh/chị hãy cho biết:
1 – Nếu áp dụng theo LDN 2014 thì hợp đồng mua ô tô giữa Cty Hải Phong và ông Nam có phải là hợp đồng của Cty với người có liên quan không, vì sao?
2 – Việc Cty Hải Minh trả nợ cho Cty Hải Phong có bị vô hiệu không? Vì sao?
Bài tập 5:
An, Bình, Cường và Dũng cùng nhau thành lập công ty cổ phần Thái Bình kinh doanh sản xuất đồ gỗ, nội thất với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng, được chia thành 350.000 cổ phần. Trong đó có 200.000 cổ phần phổ thông, 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 50.000 cổ phần ưu đãi cổ tức.
Hãy nhận xét về các sự kiện sau đây:
1 – Các cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và thanh toán đủ tiền mua 200.000 cổ phần tương đương với 2 tỷ đồng.
2 – An đăng ký mua 50.000 cổ phần phổ thông, 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Nhưng hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, An mới chỉ thanh toán 30.000 cổ phần phổ thông và 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết.
3 – Bình sở hữu 30.000 cổ phần phổ thông, 40.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 10.000 cổ phần ưu đãi cổ tức. Bình muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác.
4 – Cường sở hữu 20.000 cổ phần phổ thông. Cường đề nghị công ty chuyển đổi toàn bộ cổ phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng công ty không chấp nhận, vì vậy Cường yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Bài tập 6:
Cty TNHH M đầu tư 60% vốn cùng với CTCP N, Cty TNHH X và 5 người khác thành lập Cty TNHH Thiên Phong vào năm 2010 với vốn điều lệ của Cty là 10 tỷ đồng.
Vào tháng 07.2014 Cty M có ký hợp đồng cho Cty TNHH Thiên Phong vay 1 tỷ đồng không có tài sản bảo đảm thời hạn trả nợ là tháng 12.2015.
Tháng 10.2015 vừa qua, cty TNHH Thiên Phong bị một chủ nợ nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản. Sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, quản tài viên xem xét sổ sách của Cty Thiên Phong và phát hiện Cty này đã thanh toán khoản nợ 1 tỷ đồng cho Cty M vào tháng 01.2015.
Anh chị hãy cho biết:
1 – Nếu áp dụng theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì hợp đồng giữa Cty M và Cty Thiên Phong như trên có bắt buộc phải được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên hai Cty này không? Tại sao?
2 – Việc Cty Thiên Phong trả nợ cho Cty M có bị vô hiệu không? Vì sao?
3 – Giả sử Cty Thiên Phong bị tuyên bố phá sản thì Cty M có thể nhận lại được bao nhiêu tiền (Biết rằng ông Q là một chủ nợ không có tài sản bảo đảm cho Cty Thiên Phong vay trước khi Cty này bị mở thủ tục phá sản được thanh toán đủ khoản nợ của mình).
Bài tập 7:
Công ty TNHH Sông Tranh có trụ sở tại Bình Dương và được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp vào ngày 21/12/2014. Công ty gồm có 4 thành viên M, N, E, F. Phần vốn góp của các thành viên lần lượt như sau: 91%, 4%, 3%, 2%. Các thành viên bầu M làm chủ tịch hội đồng thành viên. E và F có dự định gửi văn bản yêu cầu chủ tịch HĐTV triệu tập họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
Bằng các quy định của LDN 2014, anh/chị hãy cho biết E và F có thể thực hiện quyền của mình không, vì sao?
Bài tập 8:
Bà Hà là chủ cửa hàng tạp hóa tại quận Bình Thạnh TPHCM. Đầu năm nay, bà Hà tích lũy được 500 triệu đồng, bà quyết định sử dụng số tiền này như sau:
1 – Đầu tư 100 triệu đồng để mở một cửa hàng bán vải tại chợ Bà Chiểu, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
2 – Đầu tư 200 triệu đồng để thành lập Cty TNHH MTV do bà làm chủ sở hữu đặt trụ sở tại tỉnh Đồng Nai.
3 – Thành lập thêm một chi nhánh của cửa hàng tạp hóa quận Bình Thạnh của bà ở Cần Thơ.
Hỏi:
Kế hoạch đầu tư kinh doanh trên của bà Hà có phù hợp với LDN 2005 không? Vì sao?
Nguồn: Ngân hàng đề thi HCMULAW
Tiếp theo: Bài tập môn Pháp luật chủ thể kinh doanh và phá sản
Cho em hỏi có đáp án không ạ