21 Câu nhận định đúng sai môn Luật Đất Đai có đáp án
Câu hỏi:
1 – Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật đất đai có thể vừa bị xử lý kỷ luật vừa bị xử phạt hành chính.
2 – Căn cứ xác lập QSDĐ của người sử dụng đất là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai.
3 – Chỉ các chủ thể được Nhà nước cho thuê đất mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuê đất.
4 – Chỉ có Chính phủ và UBND các cấp có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5 – Chỉ có UBND mới có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
6 – Chỉ có Ủy ban nhân dân mới có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
7 – Chỉ trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh mới được bồi thường.
8 – Chỉ có các chủ thể sử dụng đất được nhà nước giao đất thì mới phải nộp thuế đất.
9 – Chủ thể nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì không phải nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất.
10 – Chủ thể sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ thì không phải nộp lệ phí địa chính.
11 – Chủ thể sử dụng đất xây dựng kinh doanh nhà ở đều được giao đất có thu tiền SDĐ.
12 – Chủ thể sử dụng đất xây dựng kinh doanh nhà ở đều được giao đất có thu tiền sử dụng đất.
13 – Cơ quan có thẩm quyền cấp GCN được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp GCN.
14 – Cơ quan có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên & môi trường cấp GCN QSDĐ.
15 – Cơ sở tôn giáo cũng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
16 – Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất thì có thẩm quyền giao đất.
17 – Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất thì có thẩm quyền cho thuê đất.
18 – Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất là cơ quan NN có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ.
19 – Cộng đồng dân cư không được giao dịch quyền sử dụng đất.
20 – Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp được chuyển nhượng QSDĐ.
21 – Đất trong khu kinh tế do UBND cấp tỉnh giao cho các chủ đầu tư.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO:
1 – Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật đất đai có thể vừa bị xử lý kỷ luật vừa bị xử phạt hành chính.
Đang cập nhật.
2 – Căn cứ xác lập QSDĐ của người sử dụng đất là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai.
Nhận định Đúng
Vì việc xác lập QSDĐ là một trong các điều kiện để người sử dụng đất có các quyền giao dịch về quyền sử dụng đất hoặc là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp xảy ra – phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc TAND hay cơ quan hành chính…
3 – Chỉ các chủ thể được Nhà nước cho thuê đất mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuê đất.
Đang cập nhật.
4 – Chỉ có Chính phủ và UBND các cấp có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nhận định Sai
Bộ quốc phòng có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và Bộ Công an có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
CSPL: Khoản 3 Điều 42 Luật đất đai 2013.
5 – Chỉ có UBND mới có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
Nhận định Sai
Vì đối với đất sử dụng cho khu tinh tế, khu công nghệ cao thì Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghệ cao có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất (đối với khu công nghệ cao chỉ cho thuê đất chứ không giao đất).
Cơ sở pháp lý: Điều 150, Điều 151 Luật Đất Đai 2013
6 – Chỉ có Ủy ban nhân dân mới có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.
Nhận định này là Sai.
UBND cấp xã không có thẩm quyền giao đất mà chỉ có thẩm quyền cho thuê đất (đất thuộc quỹ nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích). Ngoài ra, không chỉ UBND cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mà Cảng vụ hàng không cũng có thẩm quyền giao đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất.
CSPL: khoản 3 Điều 59 Luật đất đai 2013 và khoản 3 Điều 156 Luật đất đai 2013.
7 – Chỉ trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh mới được bồi thường.
Nhận định Sai
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
CSPL: Điều 75 Luật đất đai 2013.
8 – Chỉ có các chủ thể sử dụng đất được nhà nước giao đất thì mới phải nộp thuế đất.
Nhận định Sai
Vì theo quy định của pháp lệnh về thuế nhà, đất thì tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình là đối tượng nộp thuế – khi chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở phải nộp thuế đất.
9 – Chủ thể nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì không phải nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất.
Đang cập nhật
10 – Chủ thể sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ thì không phải nộp lệ phí địa chính.
Đang cập nhật
11 – Chủ thể sử dụng đất xây dựng kinh doanh nhà ở đều được giao đất có thu tiền SDĐ.
Nhận định Sai
Theo Điểm đ khoản 1 điều 56 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê thì được cho thuê đất.
CSPL: Điểm đ khoản 1 điều 56 Luật Đất đai 2013
12 – Chủ thể sử dụng đất xây dựng kinh doanh nhà ở đều được giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Nhận định Sai
Chủ thể sử dụng đất xây dựng kinh doanh nhà ở không chỉ được giao đất có thu tiền sử dụng đất mà còn có thể được cho thuê đất.
CSPL: Điểm đ, khoản 1 Điều 56 Luật đất đai 2013.
13 – Cơ quan có thẩm quyền cấp GCN được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp GCN.
Nhận định Sai
Chỉ có cơ quan có thẩm quyền cấp GCN là UBND cấp tỉnh mới được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. UBND cấp huyện không được phép ủy quyền.
CSPL: khoản 1, 2 Điều 105 Luật đất đai 2013.
14 – Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên & môi trường cấp GCNQSDĐ.Sai. Chỉ UBND cấp tỉnh mới được ủy quyền cho Sở tài nguyên & môi trường cấp GCNQSDĐ.
Đang cập nhật
15 – Cơ sở tôn giáo cũng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Đang cập nhật
16 – Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất thì có thẩm quyền giao đất.
Nhận định Sai
Bởi vì UBND cấp xã có thẩm quyền cho thuê đất nhưng không có thẩm quyền giao đất quy định tại khoản 3 điều 59 Luật Đất đai 2013: “Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn”.
CSPL: khoản 3 điều 59 Luật Đất đai 2013
17 – Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất thì có thẩm quyền cho thuê đất.
Nhận định Đúng
Căn cứ theo khoản 1, 2 điều 59 Luật Đất đai 2013 UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện có thẩm quyền giao và cho thuê đất.
CSPL: khoản 1, 2 điều 59 Luật Đất đai 2013
18 – Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất là cơ quan NN có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ.
Nhận định Sai
UBND cấp xã không có thẩm quyền giao đất mà chỉ được phép cho thuê đất phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Đất đai 2013: “Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn” đồng thời căn cứ theo LĐĐ 2013 thì UBND cấp xã cũng không có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ.
CSPL: khoản 3 Điều 59, Điều 105 Luật Đất đai 2013
19 – Cộng đồng dân cư không được giao dịch quyền sử dụng đất.
Đang cập nhật
20 – Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp được chuyển nhượng QSDĐ.
Nhận định Sai
Bởi vì cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp được chuyển nhượng QSDĐ, căn cứ theo khoản 2 điều 117 LĐĐ: “Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho QSDĐ; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ”.
CSPL: khoản 2 điều 117 Luật Đất Đai 2013
21 – Đất trong khu kinh tế do UBND cấp tỉnh giao cho các chủ đầu tư.
Nhận định Sai
Bởi vì UBND tỉnh giao đất cho ban quản lí khu kinh tế sau đó ban quản lí giao lại cho các chủ đầu tư theo khoản 2 và 3 Điều 151 LĐĐ 2013: “2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho Ban quản lý khu kinh tế để tổ chức xây dựng khu kinh tế theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trong quy hoạch chi tiết xây dựng của khu kinh tế. 3. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuê đất. Ban quản lý khu kinh tế được giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất trong các khu chức năng của khu kinh tế theo quy định tại các Điều 54, 55 và 56 của Luật này. Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế là không quá 70 năm.”
CSPL: khoản 2 và 3 Điều 151 LĐĐ 2013
Tác giả: CTV – Mai Chinh
Nguồn: dethiluat.com
Câu 1 mình làm như thế này, mọi người xem qua và góp ý nhé: Nhận định đúng. – Điểm a khoản 1 Điều 2 NĐ 102/2014/NĐ- CP quy định mọi cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai đều bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Như vậy, cán bộ, công chức nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. – Ngoài ra, theo Điều 98 NĐ 43/2014/NĐ-CP, đối với hành… Read more »
Nhưng xp vphc chỉ áp dụng cho chủ thể sd đất thôi còn cb cc là ng thi hành công vụ nên chỉ xử lí kỉ luật thôi
Câu 3: Nhận định sai. – Không phải chỉ các chủ thể được nhà nước cho thuê đất mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuê đất. – Ngoài các trường hợp nhà nước cho thuê đất tại các khoản 1, 2 thì Điều 1 NĐ 46/2014/NĐ-CP còn quy định các trường hợp không phải được nhà nước cho thuê đất nhưng vẫn có nghĩa vụ nộp tiền thuê đất tại các khoản 3, 4, 5. Cụ thể: • Khoản 3: trường hợp Nhà nước công nhận QSDĐ cho các đối tượng đang SDĐ thuộc trường hợp phải nộp… Read more »
Câu 15:
Nhận định đúng.
– Điểm b khoản 1 Điều 181 LĐĐ 2013 quy định: “Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng (…) quyền sử dụng đất (…)”.
– Như vậy, cơ sở tôn giáo không được thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ.
nhận đúng mà giải thích lại ra sai :))))
Cảm ơn phản hồi của bạn.
Có thể trong lúc đánh máy mình có nhầm lẫn. Nhận định trên là sai và cơ sở pháp lý áp dụng là phù hợp để giải thích cho nhận định trên.
câu 20 giải thích sai rồiphải căn cứ vào k5 điều 54 và điều 173