Nhận định đúng sai Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có đáp án
20 Câu nhận định đúng sai Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có đáp án
CÂU HỎI:
1 – Khi bên đề nghị giao kết hợp đồng chết thì đề nghị giao kết hợp đồng không còn giá trị.
2 – Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
3 – Bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản cầm cố và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra nếu bên nhận cầm cố bán, trao đổi hoặc tặng cho tài sản cầm cố.
4 – Khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường.
5 – Người chưa thành niên gây thiệt hại thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường, trừ trường hợp họ không có lỗi.
6 – Hợp đồng được lập không đúng hình thức luật định thì vô hiệu.
7 – Mọi tài sản hợp pháp, có giá trị đều có thể dùng để đặt cọc.
8 – Con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác thì bố, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bồi thường .
9 – Khi người có nghĩa vụ chết thì nghĩa vụ của người đó chấm dứt.
10 – Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba.
11 – Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba.
12 – Người có nghĩa vụ liên đới được bên có quyền miễn cho việc thực hiện nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ dân sự chấm dứt.
13 – Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
14 – Khi bên nhận được đề nghị im lặng xem như là đồng ý giao kết hợp đồng dân sự.
15 – Khi nghĩa vụ dân sự (có biện pháp bảo đảm) được chuyển giao từ người này sang người khác theo quy định của pháp luật thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chấm dứt.
16 – Khi một bên trong hợp đồng vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
17 – Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, xe mô tô được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
18 – Hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là điều kiện bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
19 – Lỗi là một điều kiện bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
20 – Chế tài trong quan hệ nghĩa vụ là các biện pháp cưỡng chế buộc người vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
>> Xem thêm: 27 Nhận định môn Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nguồn: dethiluat.com
———————-o0o———————
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
1 – Khi bên đề nghị giao kết hợp đồng chết thì đề nghị giao kết hợp đồng không còn giá trị.
Nhận định Sai.
Theo quy định tại Điều 391 BLDS 2015 quy định về chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng không có quy định như trường hợp trên.
Cơ sở pháp lý: Điều 391 BLDS 2015
2 – Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Nhận định Sai.
Theo khoản 1 Điều 401 BLDS 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng, theo đó khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì thời điểm có hiệu lực không phải từ thời điểm giao kết.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 401 BLDS 2015
3 – Bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản cầm cố và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra nếu bên nhận cầm cố bán, trao đổi hoặc tặng cho tài sản cầm cố.
Nhận định Sai.
Theo Điều 312 thì bên cầm cố chỉ có quyền đòi lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Còn khi bên nhận cầm cố bán, trao đổi hoặc tặng cho tài sản cầm cố thì bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố.
Cơ sở pháp lý: Điều 312 BLDS 2015
4 – Khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường.
Nhận định Sai.
Theo khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Như vậy người gây thiệt hại được giảm mức bồi thường khi thỏa hai điều kiện
Thứ nhất, không có lỗi hoặc có lỗi vô ý.
Thứ hai, có thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người phải bồi thường.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 585 BLDS 2015
5 – Người chưa thành niên gây thiệt hại thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường, trừ trường hợp họ không có lỗi.
Nhận định Sai.
Theo khoản 3 Điều 586 BLDS 2015 thì chỉ người giám hộ không có trách nhiệm bồi thường khi họ không có lỗi còn đối với cha mẹ phải bồi thường khi con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác trừ trường hợp quy định tại Điều 599 BL này.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 586 BLDS 2015
6 – Hợp đồng được lập không đúng hình thức luật định thì vô hiệu.
Nhận định Sai.
Theo khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 thì quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
Về vấn đề hợp đồng vô hiệu khi không tuân thủ hình thức, căn cứ tại Điều 129 BLDS 2015 thì
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Do đó, không phải trường hợp hợp đồng được lập không đúng hình thức luật định thì vô hiệu.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 407 BLDS 2015
7 – Mọi tài sản hợp pháp, có giá trị đều có thể dùng để đặt cọc.
Nhận định Sai.
Theo Điều 105 BLDS 2015 thì 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Nhưng tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 thì tài sản đặt cọc chỉ bao gồm tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Như vậy, không phải mọi tài sản đều dùng để đặt cọc.
Cơ sở pháp lý: Điều 105 BLDS 2015
8 – Con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác thì bố, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bồi thường .
Nhận định Sai.
Không phải mọi trường hợp cha, mẹ, người giám hộ phải có trách nhiệm bồi thường khi con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác mà nhà trường cũng có thể là chủ thể bồi thường nếu thỏa các điều kiện quy định tại Điều 599 BLDS 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 599 BLDS 2015
9 – Khi người có nghĩa vụ chết thì nghĩa vụ của người đó chấm dứt.
Nhận định Sai.
Theo khoản 8 Điều 372 BLDS 2015 Khi cá nhân chết thì nghĩa vụ chấm dứt nếu như nghĩa vụ đó phải do chính cá nhân đó thực hiện. Như vậy không phải mọi trường hợp cá nhân chết đều làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 8 Điều 372 BLDS 2015
10 – Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba.
Nhận định Sai.
Trong bộ luật dân sự 2015, chuyển giao nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba được quy định tại hai điều luật khác nhau, lần lượt tại Điều 370 và Điều 283 BLDS 2005. Theo đó, khi chuyển giao nghĩa vụ BLDS không quy định người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm không khi bên nhận nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được giao với bên có quyền còn đối với thực hiện công việc thông qua người thứ ba bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Cơ sở pháp lý: Điều 370 và Điều 283 BLDS 2005
11 – Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba.
Nhận định Sai.
Trong bộ luật dân sự 2015, chuyển giao nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba được quy định tại hai điều luật khác nhau, lần lượt tại Điều 370 và Điều 283 BLDS 2005. Theo đó, khi chuyển giao nghĩa vụ BLDS không quy định người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm không khi bên nhận nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được giao với bên có quyền còn đối với thực hiện công việc thông qua người thứ ba bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Cơ sở pháp lý: Điều 370 và Điều 283 BLDS 2005
12 – Người có nghĩa vụ liên đới được bên có quyền miễn cho việc thực hiện nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ dân sự chấm dứt.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo Điều 372 BLDS 2015 thì khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ giữa người được miễn nghĩa vụ và người có quyền chấm dứt. Tuy nhiên đây là nghĩa vụ liên đới nên quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân có nghĩa vụ liên đới còn lại với người có quyền vẫn còn tồn tại.
Cơ sở pháp lý: Điều 372 BLDS 2015
13 – Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Nhận định Sai.
Theo khoản 1 Điều 418 BLDS 2015 thì phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Như vậy phạt vi phạm được áp dụng khi các bên có thỏa thuận.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 418 BLDS 2015
14 – Khi bên nhận được đề nghị im lặng xem như là đồng ý giao kết hợp đồng dân sự.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 thì sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Như vậy khi bên nhận được đề nghi im lặng thì sự im lặng là đồng ý chấp nhận giao kết hợp đồng lao động khi các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 393 BLDS 2015
15 – Khi nghĩa vụ dân sự (có biện pháp bảo đảm) được chuyển giao từ người này sang người khác theo quy định của pháp luật thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chấm dứt.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo Điều 371 BLDS 2015 thì khi nghĩa vụ dân sự (có biện pháp bảo đảm) được chuyển giao từ người này sang người khác theo quy định của pháp luật thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chấm dứt, tuy nhiên nếu các bên có sự thỏa thuận trước khi thực hiện theo sự thỏa thuận giữa các bên.
Cơ sở pháp lý: Điều 371 BLDS 2015
16 – Khi một bên trong hợp đồng vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Nhận định Sai.
Theo Điều 423 và Điều 428 BLDS 2015 thì một bên trong hợp đồng có quyền hủy bỏ hoặc đơn chấm dứt hợp đồng khi vi phạm nghiêm trong nghĩa vụ hợp đồng. Theo đó vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 423 và Điều 428 BLDS 2015
17 – Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, xe mô tô được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Nhận định Sai.
Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, xe mô tô chỉ là giấy tờ liên quan đến tài sản, theo BLDS 2015 cũng như nhận định của Tòa án nhân dân tối cao đây không phải là tài sản bảo đảm. Tuy vậy thực tiễn xét xử có trường hợp cho phép sử dụng giấy tờ liên quan đến tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Cơ sở pháp lý: BLDS 2015
18 – Hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là điều kiện bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nhận định Sai.
Theo Điều 584 BLDS 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm phải có hành vi trái pháp luật, phải có thiệt hại và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.
Cơ sở pháp lý: Điều 584 BLDS 2015
19 – Lỗi là một điều kiện bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nhận định Sai.
Theo Điều 584 BLDS 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm phải có hành vi trái pháp luật, phải có thiệt hại và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.
Cơ sở pháp lý: Điều 584 BLDS 2015
20 – Chế tài trong quan hệ nghĩa vụ là các biện pháp cưỡng chế buộc người vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Nhận định Sai.
Theo khoản 2 Điều 10 BLDS 2015 thì Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định. Theo đó thì Tòa án có thể cho hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng…
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 10 BLDS 2015
Tác giả: Oanh Võ & dethiluat.com
——————
Nếu bạn có đáp án khác với các đáp án trên hoặc có thắc mắc cần giải đáp hãy để lại bình luận của bạn dưới phần comment nhé!
Và đừng quên đánh giá bài viết 5 sao để cảm ơn tác giả bạn nhé!
Câu nhận định thứ 4, mình xin góp ý: hai trường hợp áp dụng trong khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 là:
1. Không có lỗi, hoặc
2. Có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình
Lúc đầu mình cũng nhầm lẫn như tác giả nhưng chính giáo viên lớp đã xác nhận lại như trên.
Cảm ơn bạn nhiều nhé!
Câu 2 mình xin góp ý: Nhận định là đúng
Bởi vì theo điều 401 BLDS 2015 không quy định rõ thế nào là ký vào thời điểm sau cùng
trên thực tế hình thức ký hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực tính từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản nha
Cảm ơn bạn nhiều!
mk nghĩ câu này sai, ví dụ đối với hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực chứ(điều 122 luật nhà ở 2014) không phải là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản. căn cứ k1 điều 401 thì ví dụ trên thuộc trường hợp luật liên quan có quy định khác
Câu 1 Sai.
Căn cứ pháp lí : Đ395
Mình nghĩ câu 16 phải là nhận định đúng chứ. Cũng căn cứ Điều 423 ,428 BLDS 2015