Dưới đây là Tuyển tập câu hỏi nhận định môn tố tụng dân sự có đáp án tham khảo, dethiluat.com thân gửi quý độc giả tham khảo:
Nhận định môn tố tụng dân sự có đáp án tham khảo – phần 1
Mục Lục:
- Nhận định môn tố tụng dân sự có đáp án tham khảo – phần 1
- 1 – Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
- 2 – Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp bắt buộc phải tham gia tất cả phiên tòa dân sự.
- 3 – Thư ký Tòa án có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án.
- 4 – Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.
- 5 – Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
- 6 – Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
- 7 – Biên bản lấy lời khai là chứng cứ.
- 8 – Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.
- 9 – Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm.
- 10 – Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm.
1 – Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Nhận định sai.
Bởi vì: Theo quy định tại Điều 11 khoản 1 BLTTDS 2015 thì: Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Nói cách khác, Hội thẩm nhân dân không tham gia xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.
Cơ sở pháp lý: Điều 11 khoản 1 BLTTDS 2015
2 – Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp bắt buộc phải tham gia tất cả phiên tòa dân sự.
Nhận định sai.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp không bắt buộc phải tham gia tất cả phiên tòa dân sự.
Ở phiên tòa sơ thẩm: Đại diện Viện kiểm sát chỉ tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015.
Do đó, câu nhận định này là sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 21 khoản 2 BLTTDS 2015
3 – Thư ký Tòa án có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án.
Nhận định sai.
Bởi vì:
Thứ nhất: căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án và Thẩm phán ta thấy:
Theo đó, trong tất cả các quy định tại Điều 51 BLTTDS 2015 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án thì Thư ký Tòa không có quyền chủ trì phiên hòa giải.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 48 BLTTDS 2015 quy địnhvề nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán thì tại khoản 10 có quy định về thẩm quyền Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự của Thẩm phán.
Thứ hai: Căn cứ vào khoản 1 Điều 209 BLTTDS 2015 quy định về Thành phần tham gia phiên họp hòa giải thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp và Thư ký Tòa án chỉ là người ghi biên bản phiên họp.
Căn cứ Điều 210 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp, là người công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tiến hành thủ tục hỏi đương sự,… và tiến hành hòa giải.
Cuối cùng thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Do đó, Thư ký Tòa án không có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án.
Cơ sở pháp lý: Điều 48, Điều 51, khoản 1 Điều 209 , Điều 210 BLTTDS 2015
4 – Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.
Nhận định sai.
Bởi vì: Căn cứ Điều 68 khoản 3 BLTTDS 2015 quy định về Đương sự trong vụ việc dân sự thì Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện. Do đó, chỉ cần Nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và khởi kiện, thì người bị nguyên đơn khởi kiện là bị đơn, kể cả Bị đơn có thể đã hoặc chưa gây thiệt cho nguyên đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68 khoản 3 BLTTDS 2015
5 – Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định sai.
Bởi vì: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn theo quy định tại Điều 72 khoản 4 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, thời điểm Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 200 khoản 3 BLTTDS 2015). Do vậy, Bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 200 khoản 3 BLTTDS 2015
6 – Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định Đúng.
Căn cứ vào Điều 68 BLTTDS 2015 ta có: tư cách tố tụng của đương sự được hình thành khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Trong đó: Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện; Người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ.
Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện của mình, tuy nhiên bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì lúc này bị đơn trở thành nguyên đơn dân sự và ngược lại, bên nguyên đơn trở thành bị đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68, BLTTDS 2015
7 – Biên bản lấy lời khai là chứng cứ.
Nhận định Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 94 khoản 1, Điều 95 khoản 1 BLTTDS 2015
Bởi vì: Biên bản lấy lời khai là Nguồn của chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 94. Theo đó Biên bản lấy lời khai là tài liệu đọc được. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Do vậy, Nếu Biên bản lấy lời khai không phải là bản chính hoặc bản sao không có công chứng, chứng thực hợp pháp,… thì không được xem là chứng cứ.
8 – Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.
Nhận định Đúng
Cơ sở pháp lý: Điều 87 khoản 1 điểm b BLTTDS 2015
Bởi vì: Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện thì họ không được làm người đại diện. Hay nói một cách đơn giản, một người không được đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau.
Do vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự mà quyền và lợi ích hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự.
9 – Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm.
Nhận định Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 293 BLTTDS 2015
Bởi vì: Phạm vi xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy Tòa án cấp thẩm không có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp phúc thẩm nếu kháng cáo, kháng nghị chỉ kháng cáo, kháng nghị một phần Bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm.
10 – Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm.
Nhận định Đúng
Cơ sở pháp lý: Điều 213 khoản 2 BLTTDS 2015
Bởi vì: Căn cứ Điều 213 khoản 2 BLTTDS 2015 thì: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Do vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm.
Xem tiếp các nhận định khác: 100 câu nhận định luật tố tụng dân sự phần 2
——————
Nếu bạn có đáp án khác với các đáp án trên hoặc có thắc mắc cần giải đáp hãy để lại bình luận của bạn dưới phần comment nhé!
Và đừng quên đánh giá bài viết 5 sao để cảm ơn tác giả bạn nhé!
Vui long cho em xin tai lieu 100 cau hoi nhan dinh to tung dan su co dap an tham khao.
Em xin chan thanh cam on.
Hiện tại dethiluat.com vẫn đang cập nhật tài liệu này bạn nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm 2 bài viết dưới đây:
https://dethiluat.com/29-cau-nhan-dinh-dung-sai-luat-to-tung-dan-su-hay-ra-thi-nhat/
https://dethiluat.com/19-cau-nhan-dinh-dung-sai-luat-to-tung-dan-su-co-dap-an/
cậu ak câu 6 mình thấy là đúng chứ không phai sai đâu vì nhận định là
mà
Ừ đúng rồi… để mình fix lại! Cảm ơn bạn nhé :v
không được tải về…hix
Như vậy mọi người mới chăm học Online được!
Hehe… Chúc một ngày tốt lành!
Admin cho mình hỏi: “Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm vẫn được tính vào thời gian giải quyết vụ án” là đúng hay sai ạ?? Thanks you!!!!
Tạm đình chỉ tức là tạm dừng việc giải quyết vụ án thì có còn “đang” giải quyết nữa đâu nên không tính là thời gian giải quyết vụ án nhé!
Câu 6: theo em nghĩ cơ sở pháp lý ở điều 245 ấy ạ.
Ví dụ như theo khoản 1, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn vẫn giữ yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.
Cảm ơn bạn nhiều! Đúng là Điều 245 sẽ rõ hơn!
sao Mình đăng ký không được
Bạn làm theo hướng dẫn các bước là được nhé!
Chào Admin ở nhận định số 9 tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử toàn bộ vụ án cấp sơ thẩm là đúng chứ tại trong trường hợp kháng cáo kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm thì sao
Đáp án Sai. Bởi vì không phải trong mọi trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm đều có quyền xét xử toàn bộ vụ án cấp sơ thẩm mà phải đáp ứng một số điều kiện nhất định (như đã giải thích)
Nếu nhận định là Cấp phúc thẩm CÓ THỂ có quyền xét xử toàn bộ vụ án cấp sơ thẩm thì Nhận định trên mới đúng nhé!
Câu 6 mình nên xài điều 245 sẽ rõ hơn
Cảm ơn bạn nhiều! Áp dụng Điều 245 cũng là một cách để giải thích!
cho em hỏi: thỏa thuận của các đương sự tại thủ tục phúc thẩm chỉ có thể được công nhận tại phiên tòa phúc thẩm phải k ak
Câu 8
Nhận định sai
Cùng CCPL
Trường hợp này người đại diện chỉ có thể đại diện cho nhiều người khi mà quyền lợi ích không đối lập nhau.
Còn trường hợp có đối lập nhau thì không
Tức là có trường hợp không thể đại diện cho nhiều người nên sai